Khi Vân Hạc vừa dứt lời, cả hội trưởng trở nên yên tĩnh.
Rượu bồ đào cùng với chén lưu ly, muốn uống nhưng đàn tỷ bà đã giục lên ngựa.
Say khướt nằm ở sa trường, quân chớ cười. Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về đâu?
Rất nhiều người nhắm mắt lại thưởng thức câu thơ này. Nó hoàn toàn khác với những câu thơ hào hùng, phóng khoáng của Vương Hiển và Mạnh Quảng Bạch. Bài thơ này thiên về một thể loại tự do phóng khoáng,
một kiểu thoải mái coi thường sự sống và cái chết.
Câu thơ “Say khướt nằm ở sa trường, quân chớ cười. Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về đâu” khiến không ít người phải tán dương kinh ngạc.
“Thơ hay! Đây mới đúng là thơi” “Tự do không gò bó, phóng khoáng và hoang dã...”
“Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về đâu? Đúng vậy, xưa nay chỉnh chiến có mấy ai may mắn trở về bình an chứ?”
“Theo ta thấy thì bài thơ này phóng khoáng có thừa nhưng lại không đủ hào hùng! Câu thơ “tung một nhát kiếm đóng băng mười chín châu' của Mạnh công tử nghe khí phách hơn!”
“Cũng không phải, không phải! Câu thơ của Mạnh công tử hào hùng thì có hào hùng thật, nhưng nếu để đem ra đối đầu thì không thể sánh bằng! Câu thơ do vị công tử này sáng tác quá khác biệt, đầy tính nghệ thuật và nhân văi
Trong chốc lát, mọi người bắt đầu tranh luận sôi nổi.
Có người thấy câu thơ của Mạnh Quảng Bạch nghe hào hùng khí phách hơn, nhưng đại đa số đều cho rằng bài thơ của Vân Hạc vượt trội hơn cả về tính nghệ thuật lẫn tính tranh đấu.
Nghe thấy mọi người nghị luận, Mạnh Quảng Bạch dần mất kiên nhẫn.
Thơ của một con ma men mà cũng đòi đánh bại thơ của hắn ta sao? Như này. thì hắn ta biết giấu mặt đi đâu được nữa?
Đây là lần hiếm hoi Diệu Âm nhìn lên trên lầu, sự kinh ngạc hiện rõ mồn một trong đôi mắt nàng ta.
“Cho hỏi vị công tử này xưng hô thế nào?” Diệu Âm khom người dò hỏi. Vân Hạc khẽ lắc đầu, nói trong mơ màng: “Ta là..."
Chương Hư thấy Vân Hạc sắp nói ra thân phận thật sự thì vội chạy lên cắt lời: “Đây là bạn của ta, Diệu Âm tiểu thư cứ gọi hắn là Lưu công tử là được!”
Vân Hạc thầm gật đầu tán dương.
Chà, con mắt của tên này cũng khá tinh tường đấy!
“Tiểu nữ tên Diệu Âm, rất vui