“Điện hạ…”
Kỳ Viêm nắm lấy ngón tay của nàng, đôi mắt sắc bén như chim cắt nhìn nàng một cách nặng nề, gợi lên sóng tình quen thuộc: “Mới có mấy ngày mà điện hạ đã quên ta rồi. Vậy là ta phải sử dụng vài biện pháp để điện hạ nhớ tới…”
Lúc tỉnh lại, mặt Kỷ Sơ Đào đã đỏ bừng lên.
Không liên quan đến giấc mơ lúc trước, chỉ có vài hình ảnh “đòi nợ” kỳ lạ của Kỳ Viêm.
Vậy câu “ngày nghĩ gì đêm mơ đó” trong sách là sự thật. Trong đầu Kỷ Sơ Đào trống rỗng, ôm gối đầu thở dài, tính toán trong đầu một chút, nhận ra Kỳ Viêm đã rời Kinh một tháng.
Còn ba tháng nữa thì mới đến mùa xuân.
Những ngày gần đây thời tiết rất lạnh, những cây đào mà Kỳ Viêm trồng trong viện đều trụi lá, Kỷ Sơ Đào lo rằng chúng sẽ bị lạnh chết.
Phất Linh mời một người làm vườn từ cục Thượng Kỳ tới để quấn bao rơm cho vài chục cây đào để giữ ấm cho chúng, như vậy Kỷ Sơ Đào mới yên tâm. Nàng quay về phòng cầm bút và chấm mực, viết những điều đơn giản về ăn uống và cuộc sống hằng ngày, đôi khi chèn vào vài câu an ủi ngắn gọn tinh tế, nhưng nàng lại ngại ngùng gạch đi, sau khi dán bao thư lại thì đưa cho Phất Linh để đưa đến quan dịch*.
*Quan dịch: bưu điện thời xưa.
Vì Kỳ Viêm dẫn quân đến phía Bắc, cho nên cứ hai ngày thì nàng viết một bức gia thư để gửi đến doanh trại ở biên giới.
Sau khi làm xong, Kỷ Sơ Đào đặt đầu ngón tay lên môi và thở ra một hơi, hỏi cung tỳ: “Vãn Trúc, ngươi có cảm thấy gần đây trời lạnh hơn nhiều không?”
Vãn Trúc dâng lò sưởi cầm tay và kem dưỡng ẩm Ninh Ngọc đến cho nàng, vừa giúp Kỷ Sơ Đào lau tay vừa nhịn cười, nói: “Nô tỳ chỉ thấy thời tiết giống với năm trước thôi, có lẽ không có người nào đó sưởi ấm bên cạnh điện hạ nên mới thấy lạnh.”
Mặt Kỷ Sơ Đào nóng lên, lấy ngón tay còn dính kem Ninh Ngọc bôi lên mặt Vãn Trúc, giả vờ giận dỗi, nói: “Miệng của nha đầu này càng ngày càng linh hoạt, hay tranh thủ lúc còn sớm ta cho ngươi xuất cung gả chồng nha!”
Hai người chủ tớ cười đùa một hồi thì nghe thấy nội thị tới báo: “Điện hạ, Trương thái y tới rồi.”
Nhớ tới chuyện quan trọng, Kỷ Sơ Đào nghiêm túc lại, nghiêm mặt nói: “Mời ông ta vào.”
Trương thái y một người đam mê y học, rất nghiêm túc và thật thà, vậy nên đến khi ông ta hơn sáu mươi tuổi cũng chỉ làm một thái y. Nhưng ông ta rất thông thạo y thuật, không theo phe nào cả, rất kín miệng, một số vấn đề hỏi ông ta thì yên tâm hơn hỏi những kẻ linh tinh vớ vẩn trong Thái Y Thự.
Sau khi nhìn thấy cảnh trong mơ, có một câu làm Kỷ Sơ Đào để ý.
Trong giấc mơ đó, Kỷ Chiêu nói: Có người khác lừa gạt nàng, từ ngày Kỷ Nguyên tiếp quản công việc thì bị cơ thể đó chắc chắn đã mục nát, sống không quá mười năm…
Là bệnh gì mà có thể chẩn đoán chính xác là mười năm?
Đợi Trương thái y tiến vào điện, Kỷ Sơ Đào vẫn thản nhiên, dùng thái độ tò mò để nói về vấn đề này.
Trương thái y nghe xong rồi suy nghĩ một chút, hỏi: “Có rất nhiều cách để tính tuổi thọ, lão thần không dám đưa ra kết luận. Ví dụ như người này có bệnh mãn tính, mười năm nữa chết đi thì là chuyện bình thường …”
Kỷ Sơ Đào lắc đầu nói: “Cơ thể người này luôn khỏe mạnh, không có bệnh mãn tính.”
Trương thái y nói tiếp: “Cũng có thể quá vất vả rồi thành bệnh.”
Kỷ Sơ Đào nói: “Người đó quả thật là bận rộn, bổn cung cũng đã nghĩ đến chuyện mà Trương ái khanh vừa nói. Nhưng từ trước đến giờ, chuyện sống chết không hề định trước được, đến đại phu giỏi nhất cũng không thể khẳng định tuổi thọ của một người. Nếu mỗi năm người đó đều mời đại phu đến bắt mạch, ngoài việc cơ thể suy nhược do quá bận rộn thì không có bệnh gì nghiêm trọng, sao lại có thể kết luận người đó sống không quá mười năm nữa?”
“Nếu là như vậy thì không phải số mệnh mà là con ngoài làm ra.” Nét mặt Trương thái y trở nên nghiêm túc, nói: “Thần cả gan đoán là do một nguyên nhân.”
“Nguyên nhân gì?”
“Dùng độc.”
Chòm râu bạc hoa râm của Trương thái y run run, giải thích: “Có muôn vàn loại độc trên thế gian, nếu có kẻ xấu muốn hại bằng cách hạ một lượng độc tố rất nhỏ vào thức ăn hằng ngày, bởi vì lượng độc tố rất nhỏ nên đại phu không thể phát hiện, nhưng lâu ngày dài tháng thì bào mòn cơ thể. Khi muốn người đó chết thì chỉ cần thêm một sợi rơm cuối cùng, tuổi thọ của người đó sẽ giảm nhanh như một tòa nhà sụp đổ, có thể chính xác đến từng tháng từng ngày.”
Lòng Kỷ Sơ Đào trùng xuống, đây là tình huống xấu nhất.
Hôm nay đến Trường Tín cung, Kỷ Sơ Đào nhìn sơ qua đã thấy chiếc bàn sau bình phong trống rỗng, Kỷ Chiêu không có ở đó.
Vào thời điểm này thì Kỷ Chiêu thường ngồi sau cái bàn đó và học cách viết sách luận và phê duyệt tấu chương từ Kỷ Nguyên.
Kỷ Nguyên đang bàn bạc gì đó với Kỷ Thù, nhìn thấy Kỷ Sơ Đào bước vào thì vuốt ve con mèo trắng và cười: “Muội nhìn xem, vừa nói đến muội ấy thì muội ấy tới rồi kìa!”
Kỷ Sơ Đào che giấu tâm tình, nói: “Nhị tỷ ở đây, chắc chắn là nói xấu muội.”
Kỷ Nguyên cười mỉm, hỏi: “Muội tới đây làm gì?”
Kỷ Sơ Đào nhìn cung tỳ và nội thị đang đứng bên cạnh, Kỷ Nguyên hiểu ý, vẫy tay ra lệnh người hầu lui xuống: “Lui xuống hết đi.”
Đợi đến khi trong điện chỉ còn người trong nhà, Kỷ Sơ Đào cầm bàn tay được chăm sóc kỹ lưỡng của Kỷ Nguyên, cảm thấy hơi lạnh, cau mày nói: “Gần đây đại tỷ có thấy khỏe không?”
Ánh mắt của Kỷ Nguyên nhìn vào bàn tay mà Kỷ Sơ Đào đang nắm, bình tĩnh hỏi: “Sao vậy?”
Kỷ Sơ Đào cúi người nói vào tai nàng ấy những chuyện mà nàng thấy trong giấc mơ, nhẹ giọng nói: “Hoàng tỷ nên mời thái y đáng tin để điều tra, quan trọng là chú ý đến thức ăn mỗi ngày và người bên cạnh.”
Khi nói đến mấu chốt thì Kỷ Nguyên hiểu được ý của nàng, ánh mắt lạnh xuống, cong môi nói: “Bổn cung hiểu rồi.”
Kỷ Thù nhìn Kỷ Sơ Đào và Kỷ Nguyên từ trên xuống dưới, híp đôi mắt quyến rũ, nói: “Phế vật nhỏ, bây giờ muội đã là miệng vàng lời ngọc, vậy muội có thể bấm ngón tay để bói ra số mệnh của ta không?”
Trong mơ có rất ít hình ảnh của Kỷ Thù, chỉ nhớ những đoạn nhỏ, ở đoạn cuối chỉ nghe hạ nhân nói: “Đại Công chúa qua đời, vì tức giận nên Nhị Công chúa và Đại Tướng quân Kỳ Viêm đã phế vua, sau đó nôn ra máu mà chết, những nam thị trong phủ đều ôm quan tài khóc lóc”, “Vua mới của Bắc Yến, Lý Liệt trực tiếp dẫn binh tiếp cận, buộc phế vua đưa quan tài của Kỷ Thù ra, sau đó biến mất, không biết tung tích.”
May mắn thay, cuối cùng cảnh mơ đó cũng tiêu tan, mọi thứ sẽ bắt đầu lại.
Kỷ Sơ Đào cười nhẹ, thấp giọng nói: “Nhị tỷ thường nói ‘tai họa kéo dài ngàn năm’ mà? Đương nhiên là sống lâu trăm tuổi.”
Nhưng Kỷ Thù lại không hề biết ơn, vô tư nói: “Vài chục năm nữa là già rồi, da vừa nhăn vừa xấu, ta không muốn sống lâu vậy đâu!”
Đúng lúc này thì Thu nữ sử vội vàng chạy đến, tay cầm một lá thư chiến sự, xin lệnh: “Đại điện hạ, cấp báo từ biên giới.”
Nghe thấy từ biên giới, ánh mắt Kỷ Sơ Đào sáng lên, ngồi thẳng lưng.
Hình như Kỷ Thù hiểu gì đó, bế con mèo trên bàn lên, nói: “Muội có việc nên đi trước đây.”
Kỷ Thù đi rồi, Thu nữ sử đưa tin chiến sự cho Kỷ Nguyên.
Kỷ Nguyên mở ra nhìn sơ, vẻ mặt không vui không buồn, nâng mắt hỏi Kỷ Sơ Đào: “Đoán thử xem Vĩnh Ninh.”
Kỷ Sơ Đào không nghĩ ngợi, nói: “Thắng rồi.”
Đích thân Kỳ Viêm dẫn binh, sao thua được?
Kỷ Nguyên gật đầu: “Còn gì nữa?”
Còn nữa?
Kỷ Sơ Đào nhớ
trong mơ Lý Liệt trở về Bắc Yến, hỏi thử: “Tàn quân của Bắc Yến bị thua nên sẽ cầu hòa, muội đoán… Họ dùng điều kiện gì đó để chuộc Lý Liệt là hoàng thất duy nhất của bọn họ?”
“Không sai.” Lúc này Kỷ Nguyên mới nở nụ cười. Bởi vì tin tưởng muội muội nên nàng ấy đưa tin chiến sự cho Kỷ Sơ Đào xem, lời ít ý nhiều, nói: “Không chỉ cầu hòa, họ còn muốn liên hôn, gả Quận chúa Minh Châu của họ đến Đại Ân để làm phi.”
Kỷ Sơ Đào đọc sơ tin chiến thắng, tầm mắt dùng lại ở câu “Kỳ Tướng quân đánh bại Vương trướng, bắt sống chủ tướng của quân địch là Ô Cát Đạt, bị tên bắn trúng”, lòng nàng đau thắt lại.
Kỳ Viêm bị thương? Liệu có nghiêm trọng không?
Lời nói của Kỷ Nguyên cắt ngang dòng suy nghĩ của nàng, vui vẻ nói: “Lúc trước Bắc Yến ép chúng ta phải đưa Đế Cơ đến để hòa thân, bây giờ tình thế đã bị đảo ngược, đến lượt họ đưa mỹ nhân đến để cầu hòa. Nếu có thể lấy cớ liên hôn, Bắc Yến tự nguyện phục tùng làm vương quốc, hàng phục chúng ta, cũng có thể dùng Lý Liệt để đổi lấy hòa bình trăm năm của hai nước.”
Kỷ Sơ Đào thắc mắc: “Hai năm trước, Bắc Yến truy sát nhưng không quan tâm đến tính mạng của Lý Liệt, thậm chí còn có ý định mượn dao giết người. Sao bây giờ bại trận thì muốn đổi Lý Liệt về và không tiếc bỏ đất để cầu hòa?”
Không lẽ đây là Hồng Môn yến hay sao?
Kỷ Nguyên cũng nghĩ đến đến tình huống này, khẽ nói: “Bây giờ họ có mười lá gan cũng không dám làm vậy. Hoàng thất của Bắc Yến có hai phe, một phe là do Nhiếp chính vương Lý Ngao đứng đầu, một phe còn lại thì ủng hộ hoàng tử Lý Liệt. Việc truy sát vào năm trước là do người của Nhiếp chính vương làm, bây giờ thì Kỳ Viêm đánh bại Vương trướng, bắt sống chủ tướng Ô Cát Đạt, hoàng thất của Bắc Yến chỉ còn một mình Lý Liệt, nếu không đưa hắn ta về thì Bắc Yến sẽ biến mất.”
Nói đến đây, Kỷ Nguyên nheo nheo đôi mắt phượng: “Nhưng Minh Châu Quận chúa của bọn chúng cũng chỉ là nữ tử ngoài tộc, không xứng làm Hoàng phi. Chỉ có thể lựa chọn một thế tử vừa tuổi chưa lập gia đình trong tộc của và phong làm Quận vương thay thế vào, để hoàn thành thỏa thuận liên hôn của Đại Ân. Còn nữa, phải lựa chọn cẩn thận người đưa Lý Liệt đi đến phía Bắc và người đón Quận chúa về kinh… ”
Trong đầu Kỷ Sơ Đào đã có tính toán, nàng gấp tin chiến sự lại rồi nói: “Hoàng tỷ, để muội đi.”
Kỷ Nguyên khựng lại, kinh ngạc nói: “Muội?”
Trong khi đó, Thừa Bình Trưởng Công chúa đang ở trong xe ngựa.
Lý Liệt có vẻ rất mệt, trên bộ ng/ực màu lúa mạch có rất nhiều vết cào của móng tay, gối lên đùi của Kỷ Thù ngủ một cách vô tư.
Kỷ Nguyên lười biếng cầm vòng cổ bằng da của hắn ta lên, híp mắt một hồi lâu, cuối cùng lấy chìa và mở khóa ra.
“Cạch” một tiếng, Lý Liệt lập tức tỉnh dậy, con ngươi màu hổ phách co lại bởi vì tiếp xúc với ánh sáng, đôi mắt thoạt nhìn có vẻ hung hăng lập tức trở nên hiền lành.
“Nhãi con, giả vờ kinh ngạc làm gì? Ngươi và tiểu tử Kỳ gia tính toán lâu như vậy là vì ngày hôm nay đúng không?”
Kỷ Thù mím môi, đẩy cái đầu xù xù của hắn ta ra, nói: “Sợi dây xích này của ta không buộc nổi ngươi.”
“Chờ mọi thứ ổn định lại thì người sẽ làm đại phi của ta.” Lý Liệt bị nàng ấy đẩy ra, hắn ta lại chui lại vào lòng Kỷ Thù như một con chó to, dùng tiếng Hán nói một cách không lưu loát: “Cả đời, cũng không rời xa.”
“Cả đời?” Giống như Kỷ Thù nghe thấy một câu chuyện cười muôn thuở, cười đến nỗi lăn lộn, thở hổn hển.
Nàng ấy cười đã rồi lau nước mắt, xòe bàn tay nhợt nhạt của mình ra cho Lý Liệt xem, nói: “Ngu ngốc, ta đã giết anh ruột của ngươi bằng chính đôi tay này!”
Lý Liệt không quan tâm: “Hắn ta là kẻ độc ác, coi thường ta, làm nhục người khác. Hắn ta đáng chết!”
Sự vui vẻ của Kỷ Thù dần dần biến mất, nhìn chằm chằm vào Lý Liệt rất lâu.
Những ký ức thập tử nhất sinh, tràn ngập máu me và nhục nhã hiện lên trong tâm trí nàng ấy. Trong ánh mắt Kỷ Thù không có hận thù mà chỉ có sự lạnh lẽo.
Một người đã chết tâm, mang theo trăm nghìn vết thương thì làm gì có yêu và hận?
“Lý Liệt, ta sẽ không quay lại nơi đó.” Kỷ Thù dựa vào áo lông, nhẹ nhàng nói: “Đối với Đại Ân thì ta chỉ cảm thấy chán ghét, còn quốc gia của ngươi làm ta đau thấu xương.”
……
Việc nghị hòa ở phía Bắc được xác định vào ngày tết Nguyên tiêu.
Trời còn chưa sáng, trong lúc Vãn Trúc đang kiểm tra hành lý và quần áo mang theo, thấy Kỷ Sơ Đào ngơ ngác nhìn vào ánh sáng nhạt ở phía chân trời, hỏi: “Điện hạ lo lắng đường đón dâu xa xôi và khổ cực sao? Có Phất Linh và Hoắc thị vệ đi cùng, còn có tin là có cao thủ của cấm quân hộ tống nữa nên không sao đâu.”
Kỷ Sơ Đào nhẹ nhàng lắc đầu: “Bổn cung không lo lắng về việc đó.”
Nàng không nghĩ rằng Kỷ Nguyên lại dễ dàng đồng ý cho nàng nhận nhiệm vụ đi đến phía Bắc.
Đại tỷ không phải người không quan tâm đến an nguy của nàng, dễ dàng đồng ý như vậy, không lẽ tình hình của Kinh thành còn nguy hiểm hơn cả biên giới sao?
Hay là đã tra ra nguyên nhân tại sao đại tỷ bị bệnh?
Đang suy nghĩ thì Phất Linh đến báo tin: “Điện hạ, sứ đoàn đã chuẩn bị xong, hỏi người đã muốn đi chưa?”
Kỷ Sơ Đào không nghĩ đến nữa, nhìn về hướng hoàng cung ở phía xa, hít một hơi thật sâu, nói: “Đi thôi.”
Sứ đoàn cầm phù tiết* rất trang trọng, đang đứng đợi ở cửa cung.
*Phù tiết: vật làm tin khi vua sai đi sứ hoặc điều binh.
Người đứng đầu là một thiếu niên tầm mười bảy, mười tuổi, mày rậm mắt to, dáng vẻ nho nhã lễ độ, chắp tay với Kỷ Sơ Đào, nói: “Vĩnh Ninh Trưởng Công chúa.”
Kỷ Sơ Đào chưa từng gặp hắn ta lần nào, nhìn vương bào màu tím của hắn thì đoán ra vị này chính là Kỷ Thâm, người thế tử trong tộc mà Đại tỷ moi ra, và là Quận vương mới được phong chức, sắp đi hòa thân theo lệnh.
“Quận vương An Khê.” Kỷ Sơ Đào gật đầu đáp lại.
“Tam điện hạ.” Một văn thần mặc quan bào đỏ, tay cầm phù tiết bước về phía trước, nghiêm túc hành lễ, đôi mắt sáng ngời ẩn chứa sự thâm trầm.
“Mạnh Trạng nguyên… Không, Mạnh Thị lang?” Kỷ Sơ Đào nhìn khuôn mặt thanh tú của Mạnh Tôn, kinh ngạc nói.