Chương 36:
Ngủ là một vấn đề. Một vấn đề nan giải.
Ngủ như thế nào là vấn đề kĩ thuật, ngủ thế nào mới ngon là kỹ thuật cao.
Ở trạm xăng hoang tàn này tuy đã từng kinh doanh "nhà nghỉ, khách sạn" nhưng lúc giải thể, mọi đồ đạc ở đây cũng đã bị chuyển đi, chỉ còn những gian phòng hoang phế, bên trong không có bất kì thứ gì. Điều duy nhất đáng để chúc mừng có lẽ là bọn họ không tháo dỡ cửa sổ, nếu không thời tiết mùa đông lạnh thế này, lại nằm gần một con sông chảy ầm ầm ngày đêm, những cơn gió thi nhau gào rít, không chết lạnh mới lạ. Sáu cô gái lớp khảo cổ, dựa gần phía tường, trải túi ngủ ra – mỗi tối khi được nghỉ ngơi, đánh răng rửa mặt xong, mỗi người nửa chậu nước nóng ngâm chân, xỏ lên đôi tất bông dày, bên trong mặc đồ giữ nhiệt – "xì" một tiếng chui vào túi ngủ, chiếc túi dày cộp phủ lên bụng, lên chân, kéo khóa lên chỉ chừa lại một chút đầu, lộ ra cái mũi để hít thở, 'hù" một cái là liền ngủ mất. Nếu có ai chui ra khỏi túi ngủ vào buổi đêm, có thể nhìn thấy gian phòng trống không với sáu chú "nhộng" đang xếp hàng. Những phòng khác cũng như thế, nhưng số lượng "nhộng" nhiều hơn một ít mà thôi. Nếu đọc nhiều tiểu thuyết thần thánh, chắc chắn sẽ bị dọa sợ, đương nhiên tình huống này không có nhiều khả năng xảy ra. Trước tiên không nói đến bên ngoài có chiến sĩ bộ đội trực đêm, mà bọn trộm muốn đến đây ăn trộm cũng không trộm nổi. Muốn trộm cái gì? Đồ lót của mấy em gái? Ở đây chỉ có nữ hán tử mà thôi. Đồ đáng tiền? Đồ đang tiền đang ở trên núi cơ.
Ở đây, mất ngủ là căn bệnh xa xỉ. Một đám sinh viên tự nhận bản thân cực khổ hơn cả mấy bác nông dân, sớm đã quên đi hương vị chiếc giường mềm mại của Simmons (công ty giường ngủ) hay những chiếc giường gỗ ở trường có thể lăn trái lăn phải tùy thích. Lúc mới đầu, Chu Tú Mẫn cho rằng bản thân chắc chắn sẽ mở mắt đến khi trời sáng, kết quả không đến mười phút liền ngủ mất. Dần dà sau đó, hễ cứ chạm phải "gối" là cô ấy ngủ luôn, không thoải mái không thuận tiện chắc chắn là có, chỉ là không bi kịch như trong tưởng tượng mà thôi. Ba năm ngày qua đi, đã có thể hoàn toàn thích ứng với hoàn cảnh.
Từ đó có thể chứng minh, khả năng thích ứng của con người quả nhiên là vô địch. Con người khó mà thay đổi hoàn cảnh, nhưng hoàn cảnh lại dễ dàng luyện thành con người. Đây chính là khí phách của thiên nhiên!
Suốt nửa tháng đào đào bới bới, đường hầm cuối cùng cũng được phát hiện và xử lí, điểm cuối của sườn dốc dài khoảng bảy tám mét, bị một tảng đá lớn chắn ngang. Đám sinh viên lần đầu tham gia khai quật, lần đầu được tận mắt chứng kiến đường hầm, còn là do bọn họ tự tay xử lí, hưng phấn hạnh phúc khó diễn tả thành lời, phát ra một trận hoan hô chói tai. Loại cảm giác hưng phấn hạnh phúc này, là cảm giác không thể sánh với bất kì loại cảm giác nào khác, dù cho sau này có khai quật bao nhiêu ngôi mộ đi chăng nữa. Ban đầu mọi người định trực tiếp dùng sức người kéo hòn đá ra để thông đường hầm, nhưng những con mắt của đám sinh viên và Chu Mỹ Đích lúc đó cũng phát hiện những hoa văn dị thường trên tảng đá kia, thế nên trước tiên làm sạch bùn đất trên tảng đá. Mười mấy người lại tiếp tục dùng bàn chải tỉ mỉ cọ sạch lớp bùn đất, sau một hồi nỗ lực, hoa văn trên tảng đá cuối cùng cũng hiện lên rõ ràng hình dáng vốn có của nó.
Trên hòn đá được khắc một bức hoa muống biển lớn, những đường nét tuy thô sơ nhưng lại vô cùng phức tạp dày đặc hiện lên trên tảng đá chắn lối vào đường hầm. Hơn thế, giữa những hoa văn dày như bụi gai kia, còn có hai con hạc trắng hoặc so thể là loài chim khác. Tại điểm cuối, những hoa văn dày đặc dần chia thành hai đầu, một đầu là đóa hoa rực rỡ, một đầu là nụ hoa lớn. Hoa và nụ hoa trải qua năm tháng bị bào mòn và vùi lấp trong lớp bùn đất, nhưng vẫn tươi đẹp khó tin – sau này được chứng minh là được tô màu đỏ lên – cả tảng đá lớn kia chỉ có hoa và nụ hoa là có màu, những chi tiết khác không có, nên vô cùng bắt mắt. Chu Mỹ Đích nhìn thấy chút đỏ trên chóp hoa, còn đám sinh viên nhìn thấy cánh hoa đua nở.
Hoa văn khắc trên đá trong đường hầm, đây là hiện tượng xưa nay chưa từng thấy, mấy vị giáo sư ở hiện trường cũng ngây ngẩn. Thế nên làm sao xử lí tảng đá này lại trở thành một bài toán khó. Sau đó các giáo sư nghĩ ra một phương án: Đặt một tấm thảm trải sàn lên mặt đất, sau đó dùng cần cẩu nhấc viên đá lên rồi lật lại, như thế sẽ không tổn hại đến hoa văn trên tảng đá. Nhưng đang ở giữa núi, máy cẩu làm sao tới được? Đây lại thành một bài toán khó khác. Cuối cùng Chính phủ đưa ra chủ kiến: Cử một đội ngũ đang thi công gần đó làm thành một con đường tạm để lên núi là có thể cho máy cẩu vào rồi.
Thực tế chứng minh, Chính phủ làm việc tương đối hiệu quả, ngay hôm đó một đội thi công đến, nhân lực vật lực đều đến. Đội khảo cổ không có việc gì làm cũng qua giúp, mất hơn hai ngày rưỡi để hoàn thành con đường đầy bùn đất cho máy cẩu tiến vào.
Trong hai ngày này, các vị giáo sư chuyên gia cũng không rảnh rỗi, dập nổi lấy hoa văn trên tảng đá giao cho những nhà nghiên cứu chuyên môn, bọn họ lật lại lịch sử, nghiên cứu ý nghĩa của những hoa văn khắc trên đá cùng sắc màu duy nhất trên đóa hoa ngọn hoa là gì. Có học sinh nửa đùa nửa thật nói rằng: Không phải là muốn nhuộm đỏ hết nhưng lại không đủ màu chứ?
"Băm nhỏ lớp trưởng ra là được mà." (Chu sa tương đương màu đỏ)
Chu Sa: "..."
Chu Tú Mẫn cười ha ha.
Buổi tối ăn cơm, đám sinh viên nâng cao trí tưởng tượng, giả thiết gì cũng nghĩ ra.
Có sinh viên nói, đây là "Đám Hoa" trong Phật Kim, tượng trưng cho "nhất hiện" (lần hiện diện duy nhất) trong cuộc đời giữa thế gian, chỉ là lúc đó đã chết rồi. Có sinh viên nói, đây là hoa Bỉ Ngạn của địa ngục, đi qua tảng đá này chính là vùng đất của cái chết. Có người theo chủ nghĩa lãng mạn nói, thực ra là câu chuyện tình yêu của một tiểu thư bạch phú mỹ cùng một anh thợ làm đá nghèo túng, anh thợ làm đá nghèo đem lòng yêu tiểu thư bạch phú mĩ, nhưng tiểu thư bạch phú mỹ đương nhiên không thể gả cho anh thợ làm đá, sau đó tiểu thư bạch phú mỹ gặp sự cố ngoài ý muốn chết rồi, anh thợ làm đá nhận xây dựng phần mộ cho tiểu thư bạch phú