Chương 60:
Theo cách nói của đám sinh viên lớp Khảo cổ: Tiếng hét của "đàn anh đàn chị" còn chưa hết nhiệt, học kì đã kết thúc rồi.
Khảo cổ là một môn học gian nan và phức tạp, không có ai dám lười biếng, lịch học nhẹ nhàng hơn năm nhất, nhưng học tập còn căng thẳng hơn năm nhất, đặc biệt là, hai người trong lớp rời đi, loại cảm giác căng thẳng này càng hiện rõ trước mắt: Một năm học mới đến, lớp bọn họ thiếu mất hai người, mới đầu còn cho rằng được nghỉ ít nên không nỡ rời nhà, sau đó mới biết, bọn họ được trường học khuyên thôi học, các giáo sư cũng nhất trí hai người đó không thích hợp học khảo cổ. Một người quay về học lại cấp ba, một người chuyển khoa. Đám sinh viên đều có cảm giác "giết gà dọa khỉ", thế nên chỉ đành quyết tâm cố gắng, không cầu mong giống như lớp trưởng giỏi giang đến nghịch thiên, ưu tú đến gai mắt như Chu Tú Mẫn, trước tiên là nên an toàn tốt nghiệp trước đã. Nếu không thật sự yêu thích, ai muốn thi vào ngành học gian khổ khó khăn như thế? Nên không thể để bản thân "đứt gánh giữa đường".
Cho nên, lớp Thư họa đều nói: Chúng ta thật hạnh phúc, lớp Khảo cổ khổ chết mất.
Đám sinh viên Khảo cổ khổ chết cuối cùng cũng chào đón kì nghỉ chính thức đầu tiên, có lẽ suy nghĩ đến căng thẳng áp bức mà năm nhất phải chịu, trường học bất ngờ không sắp xếp bất kì "hoat động ngoại khóa" nào. Đám học sinh được sự chứng thực của Chu Mỹ Đích, giáo sư Trịnh và các giáo sư giảng viên khác khẳng định "Không có sự kiện gì đột ngột phát sinh? Vậy em đặt vé đây." Cuối cùng yên tâm tìm về với mẹ. Xuất hiện tình huống đó cũng là vì, đám sinh viên bị "bất ngờ" quen rồi, đột nhiên bình thường như vậy, thật không thoải mái. Theo cách nói của Phương Tranh: Nghĩ đến tiền vé máy bay năm ngoái mà tim vẫn còn chảy máu.
Nghỉ hè Chu Sa vẫn phải đi học, từ một tuần một buổi biến thành hai buổi, buổi dạy Thực vật của thầy Hà không đổi, vẫn chỉ học vào chủ nhật. Thầy Hà Văn Triệu là một nhà thực vật học nổi tiếng, đặc biệt vô cùng am hiểu dược tính và về dược lí của thực vật. Vì ngành nghề của mình mà ông yêu mến thời Tấn, hơn nữa giáo sư Liêu quyền uy cũng nghiên cứu Tấn, hai người được một giảng viên giới thiệu mà quen biết, vừa quen mà đã như thân. Hà Văn Triệu vô cùng kính phục sự bác học của giáo sư Liêu, ông vốn là người rất tự kiêu, quen biết giáo sư Liêu lại càng sâu sắc cảm nhận được đạo lí "người giỏi còn có người hỏi hơn", vì thế nên vô cùng kính trọng giáo sư Liêu. Việc dạy học cho Chu Sa không phải Hà Văn Triệu tự nguyện, mà là giáo sư Liêu đề nghị, ông cũng đọc luận văn của Chu Sa cũng rất hứng thú, chủ yếu là vì ông cũng hiếu kì về người lọt vào mắt xanh của Liêu Cảnh Hưng là người thế nào, thế là đồng ý. Kết quả vừa gặp, vô cùng yêu thích, cô nữ sinh hòa nhã yên tĩnh này thậm chí còn mang theo chút ngại ngùng này lại có kiến thức sâu rộng về thuốc độc, vượt xa dự tính của ông, khiến ông yêu thích không thôi rồi sâu sắc cảm nhận: Thầy Liêu quả là biết chọn người. Ông nói với giáo sư Liêu: "Tôi cảm thấy em ấy không giống người bình thường, người bình thường không thể có kiến thức thuốc độc toàn diện như thế được."
Giáo sư Liêu thản nhiên trả lời ông: "Trước nay tôi không nhận học sinh bình thường."
Hà Văn Siêu: "..."
Hà Văn Siêu nghẹn lời, quả nhiên Liêu Cảnh Hưng tự kiêu tự cao hơn thần, còn ông là người phàm khiêm tốn.
Phía Chu Tú Mẫn, kì nghỉ hè trôi qua được một nửa, cô ấy lại nặng trĩu thêm gông xiềng, bận bịu không ngơi nghỉ, công việc chỉnh sửa tài liệu giày vò tinh thần tiêu hao thể lực cuối cùng cũng hoàn thành. Mẹ Chu hoảng hốt: "Sau con lại gầy đi nhiều thế?" Chu Tú Mẫn lẳng lặng "rơi lệ": Cho Đại Trịnh rồi – trong lòng Chu Tú Mẫn đặt biệt danh cho Trịnh Bác Luân. Cô Trịnh vẫn là cô Trịnh, với giáo viên hướng dẫn của mình, cô ấy không dám bất mãn quá nhiều, nhưng Đại Trịnh, mẹ khỉ! Chu Tú Mẫn phỉ nhổ với Chu Sa: Ai muốn giảm béo thì đến làm việc cho Đại Trịnh đi, mười ngày sau đảm bảo giảm được mười cân.
Chu Tú Mẫn nắm trong tay tiền công không tính nhiều cũng không tính