Đoàn người ăn cơm, lên đường, đi qua mỗi nơi lại dừng một chút.
Sau khi đi được nửa tháng, rốt cuộc cũng đến Tứ Hà thành.
Bách Lý Lộ Lộ khắc riêng tử trận trong sáo huân của Lý Do Hỉ lại, mỗi ngày ngồi xổm ở trong nhà nhìn theo một điểm nho nhỏ màu đỏ trên trận pháp, đang chuyển động về hướng Tứ Hà thành với tốc độ con rùa, bò nguyên nửa tháng, cuối cùng cũng đến rồi.
Bách Lý Lộ Lộ đặc biệt dựng một tấm biển đón người ở cửa thành, nàng ngồi dưới ô che nắng, uống trà, ăn hoa quả.
Cái bàn nhỏ ở bên cạnh đặt Lang Nha bổng, Phi Hổ trảo, Lưu Tinh chùy…, đầy đủ các loại vũ khí, chuẩn bị hết thảy để chiêu đãi vị khách từ xa đến này.
Mùng sáu tháng sáu, tết Thiên Huống (1) với ý nghĩa ông Trời ban ơn.
Gần Tứ Hà thành ở Tu Du giới có một tòa điện tên là Thiên Huống, mỗi khi đến tết Thiên Huống, Thiên Huống điện và các đạo quan lớn của Tu Du giới đều phải mang kinh thư ra phơi nắng, quét sạch bụi bặm.
Còn phải lập đạo tràng, làm phép cầu phúc, che chở cho cả một phương được bình an.
Hôm nay chính là tết Thiên Huống, Tứ Hà thành vốn là một thành lớn của thế giới tu chân, mỗi khi đến dịp tết nhất càng thêm náo nhiệt phi phàm, thế nên số người xếp hàng vào thành hôm nay đã dài như một con rồng rồi.
Bách Lý Lộ Lộ nhìn chằm chằm vào tử trận trên bản khắc đá, không hề chớp mắt, nhưng mà người vào thành nhiều thế này.
Rốt cuộc Lý Do Hỉ là nam hay nữ, bao nhiêu tuổi, chiều cao, dáng vẻ thế nào, nàng đều không hay biết.
Đương nhiên là Lý Do Hỉ, Thập Dương, và Vạn Nương đang nằm ngủ ngon lành trong xe ngựa.
Người đánh xe có nhìn thấy nhưng hắn lại không biết chữ, kệ cô có làm bao nhiêu tấm biển đi nữa thì hắn cũng không nhận ra.
Tử trận chỉ có thể vạch ra một phạm vi đại khái, làm sao có thể tìm được người kia trong biển người mênh mông đây? Bách Lý Lộ Lộ bó tay hết cách, trơ mắt nhìn điểm đỏ theo đám đông vào trong thành.
Ba người một hổ vào thành, thanh toán tiền cho người đánh xe, rồi mọi người đi vào quán trọ nghỉ tạm, ăn cơm trước đã.
Lý Do Hỉ đi tìm hiệu cầm đồ, rồi lại đi nộp cước phí sáo huân.
Trên phố, người người tấp nập, xe ngựa đi lại như nước chảy.
Hai bên đường đầy tiệm trà, quán rượu, mái ngói cong vút, cờ hiệu tung bay.
Phân xưởng, hàng rong, phồn hoa náo nhiệt.
Vì là tết Thiên Huống nên có thêm khá nhiều quầy hàng tạm thời bán hương, nến, bán đồ ăn vặt, và kinh thư lậu, mấy con phố chính đều kín người, tiếng nói ồn ào, náo động.
Lý Do tùy tiện tìm một tiệm cầm đồ, móc hết bảo kiếm đặt trên quầy.
Hỏa kế (người làm thuê) của nhà giàu liền mắt lé dò xét, “Bản tiệm không thu pháp bảo, cô nương ra cửa, rẽ phải, đi đến Vạn Bảo lâu xem.”
Vạn Bảo lâu thì Vạn Bảo lâu, Lý Do Hỉ nhấc chân đi, đúng là vừa ra ngoài không bao xa đã nhìn thấy cửa của Vạn Bảo lâu.
Quả thật, Vạn Bảo lâu không phải là một tiệm nhỏ tầm thường, vừa bước vào đã có hỏa kế nhiệt tình chào hỏi: “Cô nương muốn cầm cố hay là chuộc đồ?”
Lý Do Hỉ vỗ cái túi giới tử, nhướng mày: “Cầm đồ, không nhiều đâu, chỉ có mấy mươi cái thôi.”
Ánh mắt hỏa kế sáng lên, dẫn nàng lên gác: “Cô nương, mời đi bên này.”
Trên gác là các gian đơn lẻ, độc lập, dùng để tiếp đãi một số khách hàng lớn, có chuyên gia định giá.
Bên trong có một ông lão râu bạc đang ngồi, gẩy một cái bàn tính vàng vang lên tiếng lách ca lách cách.
Lý Do Hỉ cũng không dài dòng, lấy từng món, từng đồ một từ trong túi giới tử ra, bày đầy một cái bàn.
Nhưng hiển nhiên là hai vị này thấy nhiều biết rộng, hỏa kế lễ tân dẫn nàng lên và lão định giá nhà giàu cũng chẳng hề chớp mắt.
Phàm là pháp bảo đến Vạn Bảo lâu, phần lớn có lai lịch chẳng sạch sẽ gì, nếu không phải là trộm được, thì chính là cướp đến tay.
Cái loại việc giết người đoạt bảo này hoàn toàn dựa vào bản lĩnh, thế giới tu chân to lớn như thế, việc gì đều có hết.
Vạn Bảo lâu chỉ để ý đến thu mua, tất cả các việc khác đều không quan tâm.
Pháp bảo mới sẽ tự có đường tiêu thụ, nhưng hàng secondhand thì lợi nhuận rất cao.
Vạn Bảo lâu chỉ thu nhận đồ cầm cố vĩnh viễn, qua tay họ lại biến thành đồ mới, rồi mang đi bán, là một chuỗi sản nghiệp khép kín.
Những việc cong cong quẹo quẹo ở sau lưng thì khỏi cần nói rồi.
Hỏa kế nói nguyên tắc cho Lý Do Hỉ nghe một lần, Lý Do Hỉ gật đầu đáp ứng hết, sau đó kí tên đồng ý, bắt đầu định giá.
Những pháp bảo này vẫn còn mang theo màu đất khá mới, hỏa kế bất giác nhiều chuyện, hỏi một câu, Lý Do Hỉ thuận miệng trả lời: “Đúng thế, nghề tổ truyền của tôi đây chính là “Hiệu úy mò vàng (trộm mộ - 2)”, sở trường tìm vàng, (xác) định huyệt (mộ) theo con đường phong thủy.
Sao vậy, chỗ này của mấy người không phải là không hỏi lai lịch à? Đồ còn cầm nữa không?”
Tu sĩ không để ý việc sau khi chết được an nghỉ như người phàm.
Bất luận là tu sĩ phi thăng, hay chết ngỏm củ tỏi, nếu có môn có phái thì sau khi thân thể tiêu tán sẽ không mang theo pháp bảo, để lại tất cả cho môn phái dùng.
Cho dù là tán tu cũng rất ít người sống thọ và chết tại nhà, nếu không bị người ta giết chết để đoạt bảo, thì là chết già.
Phần đông tu sĩ chết già đều bởi vì tài nguyên có hạn, tu vi có hạn, không thể đột phá cảnh giới tăng tuổi thọ -- Chính là nghèo.
Cũng không biết cô nương này đào đâu ra mấy hàng thổ sản kia tới.
Nhưng mà Vạn Bảo lâu có ba không hỏi, không hỏi lai lịch, không hỏi nơi đi, không hỏi thân phận.
Hỏa kế bị nghẹn hỏng, sờ mũi không lên tiếng, thật thật thà thà định giá giúp nàng: “Phi kiếm tứ phẩm, định giá năm mươi cái linh thạch tam phẩm; nhẫn trữ vật, định giá hai mươi cái linh thạch nhất phẩm; tử kim bát vu (bát xin cơm của nhà sư màu vàng tím) tam phẩm, định giá một trăm cái linh thạch nhị phẩm…..”
Bất luận là linh thạch hay pháp bảo, từ nhất phẩm đến cửu phẩm, phẩm giá càng cao thì càng tốt.
Sau nửa canh giờ, Lý Do Hỉ ôm một khoản cực lớn trong lòng -- Hơn sáu trăm linh thạch lục phẩm, cảm thấy mỹ mãn ra khỏi cửa lớn của Vạn Bảo lâu.
Chân trước vừa bước ra, chân sau đã bị người kéo ống tay áo.
Lý Do Hỉ kinh ngạc trong lòng, ôm chặt túi giới tử, quay đầu nhìn lại, thấy dáng vẻ của đối phương thì trong đầu không khỏi vang lên ‘Váy dài màu vàng nhạt, mái tóc rối bồng bềnh, nắm tay anh…..’ (Hỉ đang rap, chú thích ở chương 5)
Bách Lý Lộ Lộ hỏi: “Người là Lý Do Hỉ à?”
Lý Do Hỉ rút tay áo ra, cẩn thận đánh giá nàng: “Cô là ai?”
Hỏa kế trong tiệm đều nghểnh cổ thật dài lên xem -- Thiên kim nhà Bách Lý thành chủ không làm việc đứng đắn thì mọi người biết từ lâu, nàng đã canh giữ ở cửa nửa canh giờ rồi, người ra vào đều bị kéo tay áo hỏi ngươi có phải là Lý Do Hỉ không.
Rốt cuộc là thần thánh phương nào có thể để cho Bách Lý tiểu thư nhớ thương như vậy chứ!
Bách Lý Lộ Lộ