Sáng hôm sau, Tống Trì mang theo A Mặc rời đi.
Các cao tăng chùa Khánh Vân Tự cũng đúng giờ đến Ngu gia làm lễ.
Pháp sự phải làm liên tục bảy ngày.
Ngu Ninh Sơ nhắc nhở nha hoàn phải chăm sóc kỹ cho huynh muội Ngu Dương.
Nàng cùng Lý quản sự canh giữ ở trong viện Ngu Thượng để kịp thời xử lý mọi việc.
Đến ban đêm, Ngu Ninh Sơ để Lý quản sự ở lại trông coi còn nàng trở về viện của mình nghỉ ngơi.
Triều đình đã phái quan viên mới đến nhậm chức thay cho Ngu Thượng.
Ngoại trừ lúc người quen của Ngu Thượng đến thăm thì Ngu Ninh Sơ phải ra mặt tiếp đón, thời gian còn lại nàng đều rất thảnh thơi.
Pháp sự làm đến ngày thứ sáu thì Ngu Ninh Sơ bị một trận ồn ào đánh thức vào lúc nửa đêm canh ba.
Nàng vội vàng rời giường thay quần áo rồi mang theo Hạnh Hoa chạy tới chính viện.
Khi nàng đến chính viện liền thấy phòng của Ngu Thượng có ánh lửa lóe lên từ bên trong.
Hạ nhân và tăng nhân đều đang vội vàng đi dập lửa.
Trước cửa phòng, hai hộ vệ đang đỡ Ngu Thượng đi từ trong ra.
Dưới ánh đèn lập lòe, vạt áo và râu tóc của Ngu Thượng đều bị lửa đốt cháy, toàn thân ông bị ám khói đen kịt giống như một người than.
May mắn thay, ngọn lửa trong phòng không lớn nên nhanh chóng được dập tắt.
Lúc này, một hộ vệ đi ra từ bên trong mang theo một xấp giấy vàng chưa kịp cháy hết đưa cho Ngu Ninh Sơ.
Ngu Ninh Sơ mang soi dưới ánh đèn thì thấy chữ viết của Ngu Thượng.
Nội dung trong đó có một ít lời tưởng nhớ của Ngu Thượng dành cho mẫu thân nàng, đồng thời ông cũng cầu xin mẫu thân buông tha cho ông.
Vậy nên ngọn lửa này là Ngu Thượng tự mình đốt để bái tế mẫu thân nàng gây nên?
“Cô nương, bệnh của lão gia hình như càng nghiêm trọng hơn rồi.
Lúc bọn thuộc hạ đi vào còn thấy lão gia đem giấy chưa đốt hết nhét vào miệng mình.
Lão gia hẳn không muốn để chúng ta biết chuyện ông ấy đang làm.”
Ngu Ninh Sơ nghe vậy liền xoay người nhìn thẳng vào Ngu Thượng.
Quả nhiên, khóe miệng của Ngu Thương đỏ bừng.
Ông đang dùng hai tay che miệng nhưng lại sợ đau.
Ngu Thượng đêm không chịu ngủ mà lại làm chuyện như vậy làm cho Ngu Ninh Sơ cảm thấy rất khó chịu.
Một bên nàng sai người đi mời lang trung chẩn trị cho Ngu Thượng, một bên bảo nha hoàn nhanh chóng thu thập xong đống lộn xộn bên ngoài để không làm chậm trễ buổi pháp sự vào sáng ngày mai.
Tạm thời, Lý quản sự đỡ Ngu Thượng đến phòng Trần thị ở hậu viện.
Miệng Ngu Thượng bị phỏng nên rất đau, trong miệng phát ra tiếng nức nở.
Ngu Ninh Sơ không muốn nhìn tình cảnh này nên ra gian ngoài chờ.
Sau đó, lang trung đến kiểm tra và báo lại Ngu Ninh Sơ.
Vì Ngu Thượng nuốt lửa, lưỡi cũng bị phỏng nên tạm thời ông sẽ không thể nói được.
Chờ vết thương hồi phục, lang trung sẽ kiểm tra lại mới biết ông có thể hồi phục được hay không.
Miệng Ngu Thượng bị phỏng thì chuyện ăn cơm uống nước cũng là một vấn đề.
Nhìn phụ thân mình bị tra tấn như vậy thì có lẽ người bình thường sẽ thấy rất đau lòng, khó chịu thay ông.
Nhưng Ngu Ninh Sơ lại không còn chút tình cảm gì với Ngu Thượng.
Nàng làm tất cả cũng chỉ vì chữ hiếu.
Sau khi giao toàn bộ mọi việc lại cho Lý Thúc và nha hoàn ở lại dọn dẹp, nàng thì trở lại viện tử của mình.
Náo loạn hơn nửa đêm, Ngu Ninh Sơ cũng không ngủ lại được nữa.
Nàng nằm trên giường hồi tưởng lại những việc từ lúc Ngu Thượng phát điên đến giờ.
Sau khi mẫu thân qua đời, Ngu Thượng và Trần thị rất ân ái, dường như ông đã quên đi sự tồn tại của mẫu thân.
Nhưng vì sao sau khi Ngu Thượng rơi xuống nước lại sợ mẫu thân nàng như vậy? Nếu thật sự có quỷ hồn, mẫu thân có khúc mắc với những người ở Kinh Thành thì bà sẽ đi tìm những người đó chứ tìm phụ thân làm gì? Chẳng lẽ phụ thân đã làm chuyện gì đặc biệt có lỗi với mẫu thân, lần này bị ngã xuống sông làm ông nhớ lại những chuyện đó nên mới nghĩ là hồn ma của mẫu thân nàng đến tìm ông?
Nhưng đáng tiếc đó là chuyện của những năm về trước, Ngu Ninh Sơ suy nghĩ đến nửa đêm cũng không tìm ra bất kỳ manh mối nào.
Sau khi ngày pháp sự cuối cùng chấm dứt, cao tăng chùa Khánh Vân Tự đến an ủi Ngu Ninh Sơ rằng ân oán của Ngu Thượng và oan hồn kia đã chấm dứt vào tối hôm qua.
Về sau Ngu Thượng chỉ cần an tâm dưỡng bệnh, chuyện như vậy sẽ không xảy ra nữa.
Ngu Ninh Sơ không có chút hảo cảm nào đối với cao tăng Khánh Vân Tự.
Lúc trước, Ngu Thượng muốn nàng gả cho Tào Khuê, nếu như không phải cữu mẫu bảo Thẩm Trác dùng tiền đến chùa Khánh Vân Tự để sửa lại cách nói của mình về bát tự của nàng và Tào Khuê thì nàng đã phải gả cho Tào Khuê rồi.
Bọn họ mà là cao tăng đắc đạo gì.
Chẳng qua, bọn họ mượn danh Phật Tổ để kiếm tiền mà thôi.
Nếu Ngu Ninh Sơ không vì cái danh hiếu nữ thì nàng sẽ không bao giờ mời bọn họ đến làm việc này.
Các cao tăng vừa đi, Ngu trạch lại khôi phục lại sự yên tĩnh vốn có của nó.
Chỉ có Ngu Thượng thỉnh thoảng phát ra những tiếng kêu r3n thống khổ.
Nhà họ Ngu hiện tại cũng không có việc gì nhưng nàng không biết vụ án của Tống Trì diễn biến như thế nào.
Nghĩ đến Cẩm Y Vệ chuyên xử lý những vụ án tàn sát Trung Lương, trái tim Ngu Ninh Sơ lại trầm xuống.
Chẳng lẽ Tống Trì thật sự đi theo con đường của Hàn Quốc Cữu sao?
Ngu Ninh Sơ chỉ quanh quẩn ở Ngu trạch nên không biết tình hình bên ngoài.
Lúc này, xung quanh Quảng Lăng thư viện bị rất nhiều Cẩm Y Vệ bao vây như lồ ng sắt, cho dù là ai cũng chỉ cho phép đi vào mà không được phép đi ra.
Dân chúng Dương Châu đều nơm nớp lo sợ, có người thì lo lắng thay cho nhân khẩu của Tô gia, cũng có người lo lắng một chút giao tình của mình và Tô gia sẽ bị vạ lây.
Bắc trấn phủ ti sứ Phùng Việt đem việc lúc soát tìm ra chứng cứ phản nghịch của Tô gia giao cho Tống Trì.
Hắn chỉ đứng ở bên ngoài quan sát.
Dường như ông trời cũng bị ảnh hưởng của không khí nặng nề ở nơi đây, rõ ràng đang là ban ngày mà mây đen chằng chịt, bầu trời tối tăm mù mịt.
Người dân ra đường ngày càng ít.
Thỉnh thoảng mới có bóng người đi qua, người nào người nấy đều rất vội vàng như sợ cái gì đuổi theo.
Bên ngoài thư viện Quảng Lăng, Phùng Việt mở cổ áo ngồi trong xe ngựa, trong xe ngựa có chứa băng làm mát.
Hắn vừa lắc quạt vừa liếc mắt nhìn chằm chằm vào bên trong thư viện.
Ở nơi đó, Tống Trì đang dùng hình với người Tô gia.
– Ta khai.
Ta khai!
Dưới sự tra tấn, có đệ tử Tô Sùng nhận tội.
Hắn nói Tô Sùng từng dặn dò bọn họ cố gắng thi lấy công danh, sau khi làm quan thì liên hợp lại để tạo phản.
Có người mở đầu, lục tục có đệ tử học viện khác thú nhận.
Trong đó còn có cả con dâu thứ tư của Tô Sùng, thị vừa mới vào cửa không lâu nhưng cũng từng nghe Tô Tứ gia sau khi uống rượu nói ra những lời đại nghịch bất đạo.
Như thế, tội danh Tô gia có ý đồ mưu phản liền được thành lập.
Tống Trì đem nhân chứng và một số bài thơ làm vật chứng đều đưa đến trước mặt Phùng Việt.
Phùng Việt vô cùng vui mừng nói với Tống Trì: “Nếu đã có chứng cứ xác thực, Quận Vương liền cho người đi bắt người đi.
Bắt đầu từ Tô Sùng, cửu tộc Tô gia ai cũng không được bỏ sót.”
Hắn vừa nói xong, chóp mũi lạnh lẽo.
Tống Trì và Phùng Việt đồng thời ngửa đầu lên nhìn bầu trời âm u một ngày rốt cục cũng bắt đầu mưa.
Thành Dương Châu phong tỏa cửa thành, Cẩm Y Vệ phái người nhìn canh chừng cửa thành.
Chỉ cần là người nghi ngờ có trong danh sách cửu tộc Tô gia đều sẽ bị bắt lại.
Cơn mưa vẫn không có dấu hiệu suy yếu từ chiều tối hôm qua đến hoàng hôn ngày hôm sau.
Phùng Việt tọa trấn ở trụ sở Cẩm Y Vệ gần một canh giờ thì thấy Tống Trì trở về.
Hắn mặc áo tơi dầu màu đen, vạt áo ướt đẫm, mang theo một thân sát