Chương 40:
Học kì mới tăng thêm hai môn học quan trọng: "Nghiên cứu thực địa" và "Hệ thống thông tin địa lí lịch sử". "Nghiên cứu thực địa" lý luận bổ trợ, thực tế làm chủ, "Hệ thống thông tin địa lí lịch sử" hoàn toàn là lí luận. Mọi người vẫn hứng thú và chờ đợi, tuy không phải tất cả mọi người đều tham gia khai quật mộ Công chúa thần bí, nhưng đa phần sinh viên đều có kí ức sâu sắc với chuyện này. Lúc đầu – khi đào được ngôi mộ mấy trăm năm tuổi rồi xử lí, những đồ vật trong đó khiến bọn họ ngày ngày cảm thấy tự hào và vinh quang, để bọn họ khí huyết sục sôi – ai ai cũng tràn đầy nhiệt tình với những tiết học có liên quan đến "khai quật". Về sau lại hoàn toàn cảm thấy vô vị. Môn học quan trọng, nội dung vừa rộng vừa dài, kiến thức tiếp thu lớn, một tiết học không theo kịp cũng không được giảng lại. Giáo sư lên lớp lại nghiêm khắc, giảng nhanh hơn Chu Mỹ Đích rất nhiều, tính cách còn nghiêm khắc hơn cô Trịnh, sở thích còn biến thái hơn giáo sư Trần lớp Lịch sử, mỗi lần giao bài tập đều khiến người ta muốn mua đậu phụ về đâm đầu mà chết. Sinh viên lớp Khảo cổ đối với môn học này vừa hận vừa oán, mỗi lần lên lớp có cảm giác như bắt trâu trèo cây. Dạy môn này là ông thầy họ Liêu, ngày hè nóng nực nhưng ăn mặc rất chỉn chu, khoan thai bước vào, ung dung chống hai tay lên bàn, ánh mắt lạnh lùng quét một lượt, phía dưới ngay lập tức im lặng, ông thầy bắt đầu giảng bài. Ông thầy rất uyên thâm, hơn nữa trí nhớ cũng kinh người, trước nay đi dạy không cần nhìn sách vẫn có thể thao thao giảng đến đâu đến đâu, đằng ấy vừa mất hồn một cái đã không biết giảng đến đâu rồi. Cho nên mỗi lần đi học tiết ông thầy đều phải tập trung tinh thần toàn lực, nếu ông thầy hỏi mà không đáp được, đằng ấy chắc chắn sẽ rất đau khổ.
Ông thầy vẽ sông suối rất đẹp, ông từng vẽ lên bảng một bức bản đồ Trung Quốc, sau đó có sinh viên in ra so sánh với bản đồ thực tế, không lệch một li, khiến tất cả mọi người sửng sốt không thôi. Ông thầy tầm cỡ này, danh tiếng không hề kém cạnh Chu Mỹ Đích, nhưng tính tình cổ quái, không được sinh viên yêu mến, ông thầy cũng không để bụng, đến dạy học, dạy xong về, không dài dòng. Đám sinh viên có lúc muốn tám chuyện với thầy cũng không biết bắt đầu từ đâu.
Ngày hôm đó, ông thầy dạy xong, nhưng không lập tức rời đi như mọi ngày, ánh mắt của ông xuyên qua đám người phía dưới, sau đó dừng lại trên mặt Chu Sa. Ông thầy không biết người, nhưng biết làn da kia, Chu Mỹ Đích từng nói da trắng nhất là em sinh viên đó. Ông ấy vẫy tay gọi Chu Sa, "Bạn học Tiểu Chu? Em qua đây!"
Chu Sa đang nói chuyện với Chu Tú Mẫn, Chu Tú Mẫn đang vẽ mặt phẳng của lăng mộ, nghe được ngẩng đầu lên nhìn ông thầy sau đó nhìn Chu Sa, Chu Sa lắc đầu biểu thị không biết gì. Chu Sa bước đến, ông thầy cũng không nói gì, chắp tay sau lưng từ từ rời đi, Chu Sa cũng đi theo, mang theo ánh mắt nghi hoặc mà đi theo. Cả đoạn đường ông thầy không lên tiếng, chắp tay sau lưng ung dung đi về phòng làm việc. Cả một đường Chu Sa cũng không lên tiếng đi theo ông ấy đến phòng làm việc. Ông thầy ngồi xuống chỗ của mình hỏi: "Ta nghe Minh Sơ nói em đang tìm tài liệu của 'Bình Xuyên Vương?'" Minh Sơ là tên của Chu Mỹ Đích. Có một số tài liệu ở thư viện và phòng tư liệu nếu không phải chuyên gia sẽ không mượn được, Chu Sa cần tìm những tài liệu đó, cho nên cô đặc biệt đến nhờ vả Chu Mỹ Đích.
Chu Sa gật đầu, "Vâng!"
"Nghe nói em cho rằng vị Công chúa trong ngôi mộ mới được khai quật có khả năng trúng hai loại kịch độc?"
"Vâng!"
"Hai loại nào?"
Chu Sa do dự một lát, "Chu Sa Nhiễm và Tương Tư Dẫn!"
"Em biết hai loại kịch độc này trộn vào nhau tên là gì không?"
"Phụ Nhân Tâm!" (Lòng dạ phụ nữ)
Trên mặt ông thầy không có biểu cảm gì, cũng không nói đúng hay sai, chỉ đẩy một chồng tài liệu cho cô nói: "Những tài liệu này em có thể mang đi, đọc xong rồi thì trả tôi."
Chu Sa mang theo chút nghi hoặc nhận lấy, "Cảm ơn giáo sư!" Cô muốn xin phép rời đi, ông thầy đột nhiên lại hỏi: "Bạn học Tiểu Chu, em có nghĩ tới sau này sẽ nghiên cứu chuyên môn về thời đại nào không?"
"Thời Tấn ạ!" Chu Sa không chút do dự nói, ông thầy gật gật đầu nói, "Được rồi! Vậy sau này em làm học trò của tôi đi." Ông thầy này nghiên cứu trọng tâm là thời Tấn. Lời ông ấy nói, không phải trưng cầu ý kiến hay thương lượng, là một loại quyết định. Chu Sa nghĩ nghĩ nói: "Vâng!"
Ông thầy vẫy vẫy tay, để cô rời đi. Sự tình cứ đơn giản như vậy mà quyết định. Sau đó bị cô Trịnh mắng, cái ông già này sao lại âm thầm đào người đi mất rồi? Nham hiểm quá. Ông thầy cười khà khà, ôn hòa nhã nhặn: Đây là duyên phận! Chu Mỹ Đích cũng rất sửng sốt, Liêu Cảnh Hưng (tên ông thầy) nổi tiếng tâm cao khí ngạo, bao nhiêu người muốn bái sư ông ấy cũng không đồng ý, tuy đã lên lớp một thời gian, nhưng ngay cả tên học trò cũng không nhớ, càng không nói tới nhận đồ đệ. Chu Sa tuy biểu hiện ưu tú, nhưng cũng không đến nỗi lập tức lọt vào mắt xanh của ông ấy, làm sao đột nhiên muốn nhận cô làm đệ tử rồi? Ông hỏi ông thầy họ Liêu, ông thầy nói: Con bé đi theo tôi suốt một đoạn đường, tôi không nói, con bé cũng không hỏi, tôi cảm thấy con bé trầm tính ổn định, rất thích. Vừa hay con bé cũng thích thời Tấn, đây không phải định mệnh sao? Chu Mỹ Đích câm nín. Ông thầy này là một kẻ quái gở, tùy tùy tiện tiện thế mà đồng ý rồi, xem ra đúng là duyên phận, nếu không nói không thông.
Sau đó Chu Mỹ Đích hỏi Chu Sa, tại sao lại chọn thời Tấn, Chu Sa nói vì thời Tấn rất thần bí. Chu Mỹ Đích không cảm thấy thế: Thời khác không thần bí sao? Xuyên suốt chiều dài lịch sử, có triều đại nào không thần bí? Chu Sa giải thích: Nhưng em cảm thấy nó thần bí nhất. Chu Mỹ Đích không còn lời nào để nói, tính chủ quan "em cảm thấy" quá mạnh, nói gì cũng đều vô ích, chỉ đành cho qua.
Chu Tú Mẫn cũng hỏi Chu Sa vấn đề tương tự như thế, nhưng nhận được đáp án có chút khác biệt:
"Triều Tấn là triều đại đỉnh cao trong cách sử dụng độc, rất nhiều người chết