Chương 6:
Tại Trân Bảo Hiên, Chu Sa ba người vừa rời khỏi cửa hàng.
Ngay lúc đó, người đàn ông đứng tuổi mặc đồ Trung Sơn màu xanh nhạt, dáng vẻ trang nhã khách sáo tiễn ông lão bụng phệ ra về. Nơi đây là cửa hàng kinh doanh có tiếng ở địa phương, người vừa đi ấy đã mua một chiếc bình Như Ý hoa bướm rực sắc giá cả triệu tệ ở Trân Bảo Hiên. Người đàn ông đứng tuổi tên Chu Kính Nhân, là chủ nhân của Trân Bảo Hiên. Hắn khách khí tiễn vị khách ra về, nhìn thấy trong tay giám đốc tiền sảnh đang cầm đồ vật, hỏi là cái gì, giám đốc tiền sảnh đơn giản thuật lại câu chuyện. Người đàn ông cười khà khà một tiếng, "Được rồi, vừa hay ta cũng muốn về nhà, cầm giúp con nhóc này vậy!" Giám đốc liền cung kính đưa chiếc túi vải đựng mảnh chạm ngà cho người đàn ông kia.
Chu Kính Nhân nhận lấy, đột nhiên chau mày, dừng sức hít hít, rồi lộ ra biểu cảm không thể tin nổi, đem túi vải đặt lên mũi, lại dùng sức mà ngửi lấy ngửi để. Giám đốc tiền sảnh ngạc nhiên nhìn hắn, cũng không dám hỏi, đợi hắn buông chiếc túi vải ra mới hỏi sao thế, Chu Kính Nhân lắc lắc đầu, không nói câu nào nhanh chân đi vào phòng. Bên trong có một ông già đen gầy, mặc bộ quần áo ngắn rất giống dân giang hồ đang ung dung uống trà. Ông là Chu Đức Văn, là bậc cha chú có đệm "Đức" của nhà họ Chu, tướng mạo tuy không kinh người, nhưng lời nói rất có trọng lượng trong nhà họ Chu, cũng là một tay chơi đồ cổ, đương nhiên, "dưới đất" cũng vậy.
Chu Kính Nhân đem chiếc túi vải trong tay đưa cho Chu Đức Văn, "Chú nhìn xem!"
Chu Đức Văn từ tốn uống xong chén trà mới đặt chiếc chén trắng tuyết xuống rồi mới nhận lấy, móc ra xem, không nhịn được cười lên, "Đây không phải là đồ chơi Chu Lão Nhi tặng cho Tiểu Mẫn à? Sao thế?"
Chu Kính Nhân mặt mày ngưng trệ, "Không phải, chú ngửi mùi cái túi xem."
Chu Đức Văn nhìn sắc mặt ngưng trệ của hắn, không giống nói đùa, vội đưa túi vải lên mũi, ngửi một cái, trên mặt lộ ra vả kinh ngạc, ông nghi hoặc nhìn Chu Kính Nhân, "Đây là..."
"Không sai! Là mùi 'Bích Huyết Xích Luyện'."
Bích Huyết Xích Luyện là một loại thuốc. Người biết đến nó cực ít. Nhà họ Chu có cơ hội biết đến là bởi trong một lần trộm mộ, nhặt được cuốn sách rách nát, bên trong có nhắc đến nó.
Nghe nói đây là một loại thuốc dùng trong cung đình, xuất hiện từ thời Hậu Tấn. Khi đó, cung đình Hậu Tấn có sở trường dùng thuốc độc, Hoàng đế sợ hãi có người hãm hại mình liền nuôi dưỡng một đám người thử độc gọi là "Đàm Thi". Trong đám người thử độc đó có một nhóm chuyên trách gọi là "Đản Thi". Nhóm người nuôi "Đàm Thi" đó đã nắm bắt được một số phương pháp nhất định trong quá trình nuôi dưỡng, rồi từ từ hình thành nên một tộc người, phương pháp nuôi dưỡng ấy cũng chỉ lưu truyền trong tộc, không truyền ra ngoài.
Cách thức nuôi dưỡng Đàm Thi cực kì hung ác, nghe nói lúc đó những đứa trẻ được nuôi dưỡng huấn luyện không chịu được độc tính mà tử vong "xác chết chất thành núi". Về sau một vị Hoàng đế trẻ tuổi của nhà Tấn ghét "Đàm Thi" nham hiểm, hạ lệnh giết bỏ toàn bộ tộc "Đàm Thi", còn hạ lệnh, "Trong cung nuôi những kẻ đó, không ngoại lệ, chém!" Chính là nhắc nhở, nếu còn nuôi thứ người đó, dù là Hoàng hậu, Thái tử hay Hoàng thân quốc thích, cũng giết không tha!
Từ đó Đàm Thi biến mất trong cung đình nhà Tấn.
Nhưng không biến mất trong dòng chảy lịch sử.
Trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, thỉnh thoảng có thể nghe được tung tích của "Đàm Thi", chẳng qua là... đổi cái tên mà thôi!
Nghe nói hoàng đế Thiên Long có thể sống đến 108 tuổi, được xưng Thượng hoàng Thái thượng hoàng trăm tuổi thọ hơn người, là bởi bên cạnh ông có một "Đàm Thi", vị "Đàm Thi" này chính là Phi tử của ông, phong hiệu "Phi", sử sách có nhắc: "Phi vô dị sắc, thượng thậm ái chi. Tẩm phi tần, diệc lệch môn ngoại hậu chi." Có nghĩa là, Phi tử được phong hiệu "Phi" tuy không xinh đẹp, nhưng được Hoàng thượng vô cùng sủng ái. Vua dù có ngủ cùng phi tần khác, cũng muốn nàng đợi ngoài cửa. Sử sách còn mập mờ nhắc tới những Phi tần khác ghen ghét "Phi", dùng độc giết nàng, nhưng không ai thành công. Sử sách còn nhắc, cấm điện mà "Phi" ở, "không có nổi một con kiến" – có thể thấy "Phi" mang trong mình một thân máu độc, ngay đến một con kiến cũng không dám đến gần. Sau này vị "Phi" này chết bởi một đồ vật kì quái, sử sách không nhắc đến, chỉ nói, "vật khắc". Chỉ sợ đến chính người viết sử cũng không biết do nguyên nhân, chỉ đành qua loa cho xong chuyện.
Lần cuối cùng xuất hiện,