Chương 73:
Hậu Ngụy Tần Vương Lan Phương là một nhân vật truyền kì trong lịch sử, cuộc đời ngài thu hút vô số cuộc tranh luận, không thua gì cái chết của Kiến Văn Đế thời Hậu Minh. Sử sách ghi chép ngài là người "cương mãnh dũng trực, năng lợi ngôn" (cứng rắn, mạnh mẽ, dũng cảm, thẳng thắn, có năng lực, ăn nói sắc bén), xuất thân càng thần bí: chuyện cấm kị trong cung, không có người rõ xuất thân nguồn gốc. Ngài vừa ra đời xảy ra nhiều sự việc, cuối cùng cái chết cũng không bình thường, hạ táng lúc "dạ ế sơn cốc, thập tứ môn tận xuất quan, nhân mạc tri kì sở" (chôn lúc đêm tối trong khe núi, có mười bốn nơi đặt quan tài, không ai biết ở nơi nào là thật), thần kì nhất chính là, đến hậu thế, đặc biệt là thời cận đại, khoa học đã phát triển như thế, cũng chỉ phát hiện được hai ba nơi đặt lăng mộ, hơn nữa đều được chứng minh là giả, nơi chôn hài cốt thật sự vẫn còn đang nghiên cứu.
Hội nghị giáo sư Liêu tham dự lần này chính là chuyên đề thảo luận về mộ Tần Vương, mộ chính đã xác định tương đối, nhưng khai quật thế nào, vẫn còn đang thương lượng. Ngôi mộ này được đặt tên "mộ lớn số 11", rất có khả năng là lăng mộ thật sự của Tần Vương, bên trong giống như mộ của Tần Thủy Hoàng, bố trí trần thủy ngân và khí độc. Những công cụ thăm dò tiên tiến nhất chỉ ra, thành phần không khí bên trong và thành phần thổ nhưỡng hoàn toàn không bình thường. Các chuyên gia lo lắng bên trong có chất độc có khả năng cao dẫn tới tử vong, đây cũng là nguyên nhân giáo sư Liêu hi vọng Chu Sa có thể tăng cường kinh nghiệm khai quật dã ngoại và hiểu biết hơn chất độc, dược phẩm. Nhưng thực tế khai quật là xuất hiện một vấn đề lớn, bởi vì rất có khả năng khi ngôi mộ bại lộ, bọn trộm cắp sẽ sinh ra ý định phá hủy ngôi mộ này. Nói chính xác hơn, ngôi mộ này quả thật cũng có câu chuyện. Trước đó có rất nhiều tranh luận về mộ Tần Vương, nhưng vì thiếu đi tư liệu và căn cứ lịch sử, những tranh luận này cuối cùng lại trở thành tranh chấp, nhưng sau đó những tranh chấp không ngừng nghỉ này được dẹp yên bởi cái chết của một tên trộm mộ: Ở một thị trấn nhỏ tại Sơn Tây Bình Lâm, người gác rừng phát hiện một người đàn ông trẻ tuổi chết trong rừng. Người đàn ông này tứ chi gấp khúc, da dẻ hóa đen, trên người hắn vác theo một bao tải chứa chiếc bình ngọc quý giá cùng một tấm vải bố màu trắng kì quái. Tây Sơn nhiều lăng mộ, không khó nhìn thấy bọn trộm mộ, người gác rừng không dám chậm trễ, lập tức báo cảnh sát, cuối cùng cảnh sát xác định thân phận người chết, là một tên trộm mộ, nhưng gần đó không phát hiện bất kì lăng nào bị trộm. Bình ngọc được thu hồi về kho Quốc gia theo quy định, nhưng tấm vải trắng bị nhận định thành đồ của người chết mang theo bên mình, hơn nữa người chết không thân không thích, không có ai đến nhận thi thể, tấm vải trắng liền bị công an tịch thu lưu kho. Chuyện vốn đến đây có thể kết thúc, nhưng từ đây lại có chuyện phát sinh. Có một vị giáo sư tham gia nghiên cứu thu thập tìm kiếm tài liệu về Tần Vương, vợ của ông ấy là người địa phương, tin tức được lên báo, trùng hợp, tất cả là trùng hợp, nhà mẹ đẻ dùng tờ báo này bọc đồ gửi cho bà vợ giáo sư, bà vợ xé túi ra, tùy tiện vứt tờ báo lót kia xuống đất. Thế là, giáo sư nhìn thấy bình ngọc trên báo, bình ngọc vô cùng tinh xảo, tuy chỉ là tờ báo bình thường, nhưng lại có thể cảm nhận được khí chất phú quý. Theo bản năng nghề nghiệp giáo sư cầm tờ báo lên đọc, sau đó đọc được phần miêu tả cái chết của tên trộm mộ.
Thời Hậu Tấn, khả năng sử dụng độc đạt đến đỉnh cao, nhưng trước thời Hậu Tấn, cách dùng độc thời Ngụy đã rất phát triển. Vừa nhìn liền biết người chết này trúng một loại độc thời đầu nhà Ngụy có tên "Thi Kiểm", loại độc này được thời Hậu Tấn cải tiến trở thành một loại độc vô cùng đáng sợ ghê gớm: Tương Tư Dẫn.
Sau đó, vị giáo sư đó nhìn thấy "tấm vải trắng".
Giáo sư chấn động, sửng sốt, hoài nghi.
Phải biết, Tần Vương là một người rất có "lịch sử", đồ bên người cũng không tầm thường, trong đó nổi tiếng nhất không thể không kể đến "Hỏa hoán bố". Sử sách có ghi chép rõ ràng: Tháng Hai, phiên dịch nước Tây Vực đến hiến tặng Hỏa hoán bố, triệu đại tướng quân, Thái Úy lập tức thử nghiệm trước mặt các quan, sau đó thích thú, cho rằng vải may quần áo...
Tấm Hỏa hoán bố này, nói trắng ra là tấm vải amiang thời hiện đại, nhưng cổ nhân không biết, nói như thể rất thần kì. "Sưu Thần Kí" quyển Mười ba của Tấn Can Bảo có viết: "Núi (núi lửa) có chim muông cỏ cây sinh trưởng trong môi trường nóng nực, mới làm được Hỏa hoán bố. Có thể làm từ vỏ cây trên núi, hoặc bằng lông của chim muông. Mà "Tề Đông Dã Ngữ" quyển Mười một của Tống Chu Mật ghi rằng: "Phương đông vô số điều thần kì, vùng đất hoang vu phía nam có núi lửa, cháy xuyên ngày đêm. Trong đó có loài chuột nặng tới năm chục cân, lông dài hai thước, nhỏ như sợ tơ, có thể làm vải. Chuột thường trú ở nơi nóng, có lúc ra ngoài, nhưng nguồn nước dần cạn kiện mà chết. Lấy lông dệt thành vải, nếu bẩn, giặt bằng nước đun sôi là sạch. Còn trong "Thập Châu Kí Vân" cũng viết: "Đan Châu có núi lửa, trên núi có chuột lửa, lông có thể dệt thành Hỏa hoán bố, có bẩn, đun nước sôi làm sạch. Cách nói không giống nhau, đến sau này, có ghi chép của Marco Polo: Trong thiên nhiên phát hiện một loại vật chất đặc biệt, lấy những mảnh vỡ của chúng rửa sạch với nước, sau đó tạo thành sợi tơ, có thể dệt thành vải, gọi là Hỏa hoán bố, lúc này Hỏa hoán bố mới thoát khỏi những truyền thuyết thần kì. Nhưng người thời đó vẫn rất hiếu kì và tưởng tượng rất nhiều về Hỏa hoán bố. Lúc đó không được giải thích như thế, chỉ có truyền thuyết, phụ vương của Tần Vương còn tuyên bố "những vật kì quái trên đời, chưa hẳn thật sự tồn tại", đột nhiên Tần Vương giành được, đương nhiên là yêu thích, hạ lệnh bồi táng, duy nhất chỉ định vật bồi táng là "Hỏa hoán bố". Lúc đó vị giáo sư này nghi ngờ: Không phải là "Hỏa hoán bố" sao? Đây chỉ là một loại cảm giác nhất thời lướt qua, nhưng loại cảm giác nhất thời này với vị giáo sư kia mà nói là một chuyện hết sức quan trọng, ông lập tức gọi điện thoại bảo giáo sư Liêu xem bản tin kia. Hai người nghiên cứu được đại khái, nhanh chóng đem tấm vải trắng được lưu ở đồn công an về, nghe nói suýt nữa không tìm được, nhưng cuối cùng nó "hoàn bích" (nguyên vẹn) đến được tay các giáo sư chuyên gia.
Bình ngọc cũng được đưa tới. Một nhóm giáo sư chuyên gia vây quanh bình ngọc nghiên cứu, cuối cùng tất cả đều hưng phấn, đó là chế tác nhà Ngụy, chất ngọc trơn nhẵn, sử dùng loại ngọc bích cao cấp tạo thành, trên thân bình khắc một bông hoa đào đáng yêu màu xanh, màu sắc khác lạ so với thân bình, vô cùng hút mắt, nhưng lại hòa cùng một thể với thân bình, có dấu ấn nhỏ nhỏ: Từ Đồ Do kính dâng.
"Ngụy Thư – Đông Sử Dị Kí" ghi chép: Tần Vương ngự ở phủ Đông Lăng, Thái sư Hàn và Phúc Vương lập mưu giết hại. Tư Đồ Do biết việc, gửi đến bình đào bích tỏ ý. Vương chạy được. Hàn thở dài: Ta chờ đã lâu.
Bích Đào (đồng âm với từ tất đào – nhất định phải chạy trốn), Tần Vương hiểu ám hiệu, chạy thoát âm mưu của Thái sư và Phúc Vương, sau đó đăng cơ thành Hoàng đế. Ngài cũng không quên ơn cứu mạng của Tư Đồ Do, nhiều lần công khai hoặc thầm bày tỏ: Khanh cứu trẫm, trẫm tất nhiên không tệ bạc khanh. Cả gia độc Tư Đồ từ đó phú quý. Để biểu thị nghĩa tình không quên, lúc lâm bệnh, Tần Vương đích thân yêu cầu dùng "bình bích đào" làm vật bồi táng nhập quan cùng ngài xuống đất: Vĩnh sinh tương bồi, cố bất vong khanh. (Sống chết mang theo, vĩnh viễn không quên người)
Thế là tính toán thời gian "Tương Tư Dẫn" phát tác, các đơn vị liên quan sử dụng những thiết bị tiên tiến nhất, bắt đầu triển khai tìm kiếm từ nơi người gác rừng phát hiện xác chết, cuối cùng xác định được ngôi mộ.
Ngôi mộ được xác định rồi, nhưng những loại máy móc thăm dò hiện đại