Thể là thế nào? Tôi định quay lại nhìn Phạm Mai Kiều thật kỹ, nhưng Liễu Long Đình ôm mặt tôi, kêu tôi đừng xem, giả vờ như không biết gì hết.
Trên máy bay, tôi với Liễu Long Đình và Phạm Mai Kiều mua ghế gần nhau. Phạm Mai Kiều ngồi gần cửa sổ, tôi ngồi chính giữa, Liễu Long Đình ngồi ngoài cùng, còn Phượng Tổ Thiên thì biến thành gà đứng trên vai tôi.
Từ khi Liễu Long Đình nói như vậy, tôi vẫn đề phòng Phạm Mai Kiều. Nhưng trên đường đi, Phạm Mai Kiều vẫn thẹn thùng hướng nội, không thích nói chuyện, đúng chuẩn đàn em. Nhìn cô ấy không giống như người chết sống lại mà Liễu Long Đình nói.
Từ thủ đô bay tới Quan Chu cần khoảng ba tiếng. Nhưng muốn đến nhà Phạm Mai Kiều thì còn phải đổi sang xe lửa, đổi ô tô, sau đó còn phải đi bộ bảy tám con đường rừng mới tới quê cô ấy, một làng bản ở dưới chân núi.
Bản này tên là bản Mù Chiêng, cách nội thành xa xôi nên trong trại khá là lạc hậu, rất ít nhà trệt, hầu như toàn là nhà sàn bằng gỗ, sau bản là ruộng bậc thang, từng hàng hoa cải nở rộ, phản chiếu bầu trời xanh biếc, đẹp đến say lòng người.
Trên đường đi, Phạm Mai Kiều còn luôn mồm nói quê cô ấy rất lạc hậu rất nghèo khó, tôi còn tưởng là nơi rừng thiêng nước độc nào đó, nhưng thấy phong cảnh tươi đẹp nơi này, tôi còn hận không thể được ở đây nhiều hơn mấy ngày, chẳng khác nào được du lịch miễn phí.
Ba của Phạm Mai Kiều là trưởng làng, nhà ông ấy cũng đẹp nhất làng bản, ba tầng lầu, tường sơn màu, cổng đỏ mái ngói đen, trước cửa sổ trồng mấy cây hạnh đang nở hoa, đứng giữa những ngôi nhà sàn cũng không đột ngột mà rất đẹp.
Chủng tôi đi máy bay, ngồi xe tốn cả ngày, bây giờ đến nhà Phạm Mai Kiều thì đã là tám giờ tối. Ba cô ấy là một người đàn ông nông dân rất hiền lành, bưng khoa lang nướng và đậu phộng cho tôi, còn có cả mấy viên kẹo, nói đây là đồ còn dư hồi tết. Sau khi Mai Kiều đi học, trong nhà không có ai ăn. Còn mẹ của Phạm Mai Kiều thì ở trong bếp nấu cơm cho chúng tôi.
Lúc tán gẫu, ba Phạm Mai Kiều hỏi tôi học ngành gì? Sau đó lại khen tôi học ngành này được, nói sau này có thể cống hiến cho đất nước, đi ra quốc tế gì gì đó, tóm lại là khen tới tấp. Phạm Mai Kiều cũng ngồi chung với chúng tôi. Khi ba cô ấy nói về đạo lý đối nhân xử thế, cô ấy cứ nhìn chằm chằm ba mình, lưu luyến như chưa bao giờ được gặp. Trông cô ấy như vậy khiến tôi hơi đau lòng cho ba cô ấy, thầm nghĩ ông ấy có biết con gái mình là người chết sống lại không? Mặc dù tôi không rõ người chết sống lại có nghĩa là gì.
Khi mẹ Phạm Mai Kiều bưng từng đĩa thịt gà vịt cá lên chiêu đãi chúng tôi, dạ dày của tôi lại không thoải mái vì đi tàu xe mệt nhọc nên không ăn miếng nào. Liễu Long Đình cũng không ăn, ngược lại là Phượng Tổ Thiên thấy cả bàn đồ ăn ngon thì cuống cả lên, nhưng anh ta lại không thể hiện thân vào lúc này nên chỉ có thể nhìn không không, kêu tôi có thể dụ người nhà này rời đi được không? Anh ta muốn ăn thịt.
Chúng tôi đang ở nhà Phạm Mai Kiều, làm gì có chuyện khách đuổi chủ nhà ra ngoài? Tôi đè đầu Phượng Tổ Thiên kêu anh ta đừng ồn ào. Không biết là trùng hợp hay là gì, sau khi chúng tôi ngồi trò chuyện một lát thì mẹ Phạm Mai Kiều bỗng nói muốn đi vệ sinh.
Thế này thì xấu hổ. Tôi không khỏi nghẹn uất, vốn đã không muốn ăn, bây giờ nhìn đồ ăn lại càng không muốn ăn. Phạm Mai Kiều thấy mẹ mình nói như vậy trên bàn thì kêu còn có khách ở đây mà, có thể chú ý chút được không? Sau đó cùng mẹ ra ngoài, kêu ba ở lại với chúng tôi. Nhưng ông ấy ăn được một lát rồi cũng buông đũa ra, bảo chúng tôi chờ một lát, vợ ông ấy sẽ thu xếp phòng ngủ cho chúng tôi, ông ấy đi ngủ trước đây.
Cả nhà này thật kỳ lạ. Nhưng dù sao đây cũng là làng bản ở nơi xa xôi, người ở đây hồi trước không được học hành, không biết về rất nhiều thói quen trong cuộc sống cùng với vấn đề lễ nghi là chuyện bình thường. Có điều bây giờ không có người ngoài ở đây, Phượng Tổ Thiên lập tức hiện