Sau đó, người chăm sóc chuyển thành ba tôi.
Người đàn ông này giờ đây đã chẳng còn mấy sức sống.
Ông ấy không chỉ một lần lén khóc ở hành lang, tấm thân kia trơ trọi còng xuống, rơi vào mắt kẻ tội nhân tội ác tày trời là tôi đây.
Tôi không phải một đứa trẻ ngoan ngoãn, từ nhỏ đến lớn luôn gây cho ba mẹ rất nhiều phiền phức.
Thậm chí, còn hại mẹ phải lo lắng cho tôi trong những ngày tháng cuối đời của bà.
Tôi khuyên ba tôi về miền Nam ở một thời gian, hít thở một chút hơi ấm còn lưu lại của nữ sĩ Lâm Thiến cũng tốt.
Ông bảo tôi bất hiếu.
Đúng vậy, là tôi bất hiếu, cho nên tôi càng không thể phiền ông cực khổ hằng ngày chăm sóc cho tôi như vậy được.
Tôi cười nói: “Phương Mân đã thanh toán tiền viện phí và cũng giữ lại một hộ lý rồi, ba sao có thể thấy chuyên nghiệp như họ được? Nhìn bộ dạng con thế này suốt ba không khó chịu ư, chẳng bằng về miền Nam với mẹ con một lúc thì hơn.”
Có một loại tình cảm sâu đậm đến mức không đành lòng nhìn ông ấy đau khổ, tôi hiểu cảm giác này, và tôi cũng không muốn để ông ấy nhìn tôi chịu khổ.
Sau một tháng, ba tôi rốt cuộc cũng nhận ra hộ lý chăm sóc chuyên nghiệp hơn ông thế nào.
Tôi tranh thủ thời gian mua vé máy bay vào Nam cho ông ấy, nhiều lần dỗ dành ông đi nghỉ ngơi thanh tịnh một khoảng thời gian.
Tiểu Hạ cũng biết chuyện này, nói muốn tới phòng bệnh thăm tôi, bị tôi ngăn cản.
Thật sự không muốn ai đến đây tôi cũng phải an ủi một lần thế này.
Một ngày nọ, tôi nhận được một chiếc thẻ ngân hàng, số dư bên trong nhiều đến mức làm tôi giật cả mình.
Không cần đoán cũng biết đây là ai gửi đến, ngoại trừ Phương Mân, đại khái sẽ chẳng có ai ngốc đến độ viết mật mã kế bên thẻ ngân hàng như vậy.
Gửi cùng tấm thẻ còn có một bức thư, em ấy nói, số tiền này hẳn là đủ viện phí chữa trị trong vòng năm năm, nếu như không đủ, em ấy sẽ lại nghĩ cách.
Tôi gọi điện thoại hỏi em ấy đây là có ý gì, Phương Mân không trả lời, chỉ từng chữ một nói: “Kiên trì chút nhé, em yêu anh.”
Tôi cảm thấy vết thương đau đớn âm ỉ, cổ họng dường như không thể phát ra được âm thành nào.
Em ấy vẫn sẽ nói yêu tôi.
Dù đã chia tay, em ấy vẫn giống như bảy năm trước nói yêu tôi.
“Vậy tại sao em không đến thăm anh?”
Tôi đè chặt cuống họng khản đặc, hỏi.
Thuốc khiến cảm xúc tôi không quá ổn định, lời nói còn chưa ra khỏi miệng thì nước mắt đã rơi xuống rồi.
Bên kia điện thoại truyền đến vài câu nói bằng tiếng Indonesia, tôi lập tức ngồi bật dậy, bởi vì động tác quá mạnh, vết khâu lại kéo đến một trận đau đớn.
“Em đang ở Indonesia?” Tôi há miệng cố gắng hô hấp, không khí lúc này lại như lưỡi dao cắt xé ùa vào phổi tôi.
Phương Mân trầm mặc hồi lâu, sau đó thở dài nói: “Ngoại phái thường trú.” (được phái đi nước ngoài thường trú (công tác, làm việc, nhiệm vụ, …)
Lần này là một năm.
Tay cầm di động run lên, tôi chỉ có thể dùng tay trái đè lại mới thoáng ổn định.
Giọng nói lúc này cũng bất ổn, vừa run rẩy lại khàn đặc, không khác gì quạ báo tang.
“Phương Mân, em mở miệng nói yêu anh, nhưng lại ngay lúc này rời xa anh.”
Em được lắm.
Biển ở Indonesia hẳn là còn rộng lớn bao la hơn ở đây nhiều, không bị cầu lớn bắc ngang che mất tầm mắt, chỉ cần dõi mắt liền có thể nhìn trọn vẹn đường chân trời.
Thật thích hợp với Phương Mân – biển trời vô biên, nam nam nữ nữ hăng hái, cuộc sống đầy nhiệt huyết không bao giờ phai nhạt.
Tôi không thể kìm được tác dụng phụ của thuốc, khóc đến hai mắt sưng đổ vẫn chưng ngừng rơi nước mắt.
Tôi cho là bản thân nức nở đến mức không phát ra được bất cứ âm thanh nào, nhưng không ngờ vẫn có thể hoàn chỉnh mà hỏi một câu dài sau đó.
Tôi hỏi: “Những thân hình khỏe mạnh ấy hấp dẫn hơn anh nhiều có đúng không?”
“Đừng suy nghĩ lung tung.
Anh cố gắng dưỡng bệnh, em… Em sẽ thường xuyên trở về thăm anh.” Phương Mân như đứa trẻ phạm sai lầm, giọng nói nhẹ nhàng, mềm mại rung động lòng người.
Nếu như là tôi của một năm trước, có lẽ