Chưa về tới Hà gia, mà đã nghe thấy tiếng nhạc não nề u oán. Tôi ngồi dựa vào kiệu, cả người như mất hết sức lực. Hai bên đường, người đi tấp nập, thì thầm to nhỏ rồi chỉ chỉ vào chiếc kiệu hoa mà tôi đang ngồi, nói đúng hơn là chỉ vào tôi đang ngồi trên kiệu.
Hà gia là một thôn hộ giàu có có tiếng ở trấn, căn nhà nào to nhất, lớn nhất, đẹp nhất, thì chính là của Hà gia.
Thế nhưng ở cửa lớn Hà gia lúc này không phải là treo câu đối đỏ, treo lồng đèn đỏ, mà là một màu trắng xám âm trầm. Trong nhà thi thoảng còn truyền tới tiếng kêu khóc nỉ non, làm cho lòng người nặng nề.
Đây đâu phải là cảnh đón tân nương, mà là đón người chết thì đúng hơn.
Trước cửa lớn Hà gia cũng chỉ có một lão quản gia, nhìn thấy đoàn người và tôi ngồi trong kiệu đi tới, lão chậm rãi bước ra.
“Thiếu phu nhân, không thể đi cửa chính, đi qua cửa sau đi.” Nói xong lão phất tay, đi vào trong nhà, cửa lớn Hà gia lại khép chặt.
Tôi: Lão ta chờ tôi tới chỉ để nói câu này thôi đúng không?
Đám người vần cứng nhắc đứng ở cửa, khồng khác gì những con rối gồ. Bọn họ khồng đi, cho nên tồi đương nhiên vẫn ở chỗ cũ, cả người tôi nhũn ra,
không còn sức lực. Tôi cũng rất muốn đi, nhưng đám người kia vẫn chôn chân tại chỗ.
Cửa lớn lúc này lại mở ra, nhưng không phải là lão quản gia khi nãy mà là một nữ nhân trung tuổi, môi đỏ chói, ánh mắt đảo lia lịa đầy gian xảo. Nếu tôi khồng lầm thì đây chính là bà mối của Hà gia.
Bà ta tới trước kiệu, chanh chua mở miệng: “Mời thiếu phu nhân xuống kiệu!” Giọng điệu không hề có chút cung kính nào, thậm chí còn khịt mũi xem thường.
Nếu như không phải đây là ngoài đường, tôi nghĩ có lẽ bà ta sẽ trực tiếp vào trong kiệu kéo tôi ra ngoài.
Nhưng hình như tôi đánh giá bà ta hơi cao rồi, bởi vì khi vừa nói xong, không nghe thấy tôi đáp lại, bà ta đã vén rèm kiệu lên, kéo tay tôi ra ngoài.
Tôi lảo đảo suýt ngã, bà ta cũng chẳng thèm đỡ, cứ thô bạo kéo tay tôi đi về phía sau như vậy. Bởi vì cả người mất hết sức lực, cho nên tôi đi rất chậm, chậm tới mức bà ta cũng không nhịn được mà bực mình.
Bà ta không còn cách nào khác, đành phải quay người lại đỡ tôi, trong lúc đỡ, tay phải còn thuận tiện cấu một chút vào cổ tay tôi, miệng còn không ngừng chửi rủa: “Chỉ là một nữ nhân thấp hèn, có cần phải ra vẻ tiểu thư ba bước đi thở hổn hển như vậy không?”
Tôi rất muốn mở miệng mắng người, nhưng khi mở miệng chỉ có thể phát ra vài chữ ‘a a’, không thể
nói được một câu nào.
“Ây, hóa ra lại còn là một người câm!” Bà ta có vẻ như rất ngạc nhiên, sau đó lại tức giận, “Đám người này giỏi thật, dám lừa lão nương, đưa cho lão nương một kẻ câm!”
Bà ta còn muốn nói gì đó, nhưng trong lúc bất giác hai chúng tôi đã đi tới cửa sau của Hà gia, cửa sau lại khác hoàn toàn với cửa trước.
Nếu cửa trước là âm u nặng nề, thì cửa sau chính là vui mừng hớn hở, cửa sau được treo hai câu đối đỏ, người trong sân đi lại tấp nập, trước cửa còn có mấy gia đinh đang chờ. Mặt mũi ai nấy đều hung dữ, không bị không khí vui mừng này ảnh hưởng chút nào.
Bà mối nở nụ cười tươi như hoa, chuyển lại thành tư thế cung kính đỡ tôi, miệng lớn tiếng: “Ai dõ, tân nương tới rồi! Tân nương tới rồi!”
Lúc này, một đám người đi từ phía trong gia, dần đầu là một tên nam nhân béo ục ịch, phần thịt trên mặt che hết ngũ quan, nhìn không ra thiện ác, chỉ có đôi mắt dâm tà híp híp lại, càn rỡ đánh giá người tôi. Trên tay gã còn ôm một con gà trống buộc một sợi dây đỏ, đúng như tồi dự đoán, sợi dây đó rơi vào trong tay tôi.
Thấy tôi không muốn cầm, bà mối liền cố ý nghiêng người, che đi phần tay của tôi, nhanh chóng thít chặt sợi dây lại vào tay tôi.
Gã nam nhân đứng phía trên vần si mê nhìn
gương mặt tôi, mãi tới khi người bên cạnh huých nhẹ gã một cái, thấp giọng: “Còn đứng đó nhìn làm gì, đó là tẩu tấu của ngươi, ngươi cũng có tà niệm được sao?”
Gã híp mắt nhìn tôi, mở miệng: “Tẩu tẩu thì cũng chỉ là một nữ nhân mà thôi.”
Giọng nói đúng là khồng khác biệt với thân mình, khó nghe như vậy.
Thế nhưng đám người xung quanh lại không cảm thấy có gì khồng hợp lý, còn cười ha hả.
Bà mối buộc sợi dây xong, tiến lên cười niềm nở: “Tứ thiếu gia, tân nương tới rồi, mau đi bái đường, nếu không sẽ làm lỡ giờ lành mất.”
Gã được gọi là tứ thiếu gia kia lúc này lại lớn tiếng cười, tự cho là hài hước mở miệng: “Ha ha, tam ca đã chết rồi, bái đường với một con gà trống thì cần gì giờ lành! Trước giờ tam ca thương gia nhất, chưa biết chừng nếu còn sống đêm tân hôn ốm yếu không làm tròn nghĩa vụ phu quân, có khi còn nhờ tới gia ấy chứ… Ha ha…”
Đám người xung quanh cười phụ họa vài tiếng, còn thật lòng bao phần thì không ai biết được.
Nghe thấy câu này, tay tôi đột nhiên có chút ngứa, muốn đánh người!
Cũng may là tôi không phải là người thời này, không bị cái tư tưởng tam tòng tứ đức trói buộc, nếu không