Chuyện Tiểu Nguyệt Nguyệt giáo chủ Bái Nguyệt Thần Giáo muốn kết hôn đã truyền bá khắp nơi với vận tốc ánh sáng trong vòng một ngày, một truyền mười mười truyền trăm, người ở Nam Cương cơ hồ không ai không biết không ai không hiểu.
Một ngày này có bao nhiêu anh hùng nam nhi lấy lệ rửa mặt, có bao nhiêu tài nữ hồng trang thấy được ánh sáng hy vọng. Thì ra nhiều năm 'Nguyệt Thần' không thành thân là vì nàng thích nữ nhân? Vậy chẳng phải là mình có cơ hội sao? Tiểu thiếp gì đó cũng không phải chỉ có nam nhân có thể làm! Nếu là giáo chủ thì vấn đề gì cũng sẽ không có.
Trong lúc nhất thời, toàn bộ Nam Cương lục đục sôi trào.
Giáo chủ Bái Nguyệt Thần Giáo thành thân, tất cả Nam Cương đều chúc mừng, giăng đèn kết hoa, náo nhiệt phi phàm. Vì thế trong thời gian chuẩn bị hôn sự cho giáo chủ cũng truyền lưu rất nhiều truyền thuyết về 'tân nương tử'.
Truyền thuyết thứ nhất: Tân nương tử là tiểu thư khuê các của một gia tộc ở Trung Nguyên, vì bị phong thái của giáo chủ thuyết phục mà không tiếc rời nhà đi theo giáo chủ, muốn cùng giáo chủ 'trên trời nguyện làm chim liền cánh, dưới đất nguyện kết nhánh thành đôi', giáo chủ bị cảm động bởi sự chân thành của nàng, vì thế bất chấp, quyết định thành thân cùng nàng! Đây là bản ngôn tình.
Truyền thuyết thứ hai: Tân nương tử là một sát thủ đi ám sát giáo chủ, lúc giao tranh đã bắt được đôi tay thiên hạ vô địch của giáo chủ, giáo chủ thẹn quá thành giận đã xuống tay ngoan độc với tân nương tử, hủy đi trong sạch của nàng, vì thế trong lúc yêu hận dây dưa không ngừng cuối cùng đã tu thành chính quả. Đây là bản ngược luyến tình thâm.
Truyền thuyết thứ ba: Tân nương tử thật ra là một thái giám, giáo chủ đương nhiên là không ngại nhưng tân nương tử cảm thấy mình không xứng đáng, hạ quyết tâm đi tới một quốc gia xa xôi, nghe nói ở nơi đó kỹ thuật chuyển giới đã đạt tới xuất thần nhập hóa, vì vậy, tân nương tử từ thái giám biến thành mỹ nữ, không còn tự ti, cảm thấy xứng đôi với giáo chủ, muốn thành hôn. Đây là bản chuyển giới.
Đương nhiên còn có rất rất nhiều bản khác, chẳng qua bản mà mọi người đều nhận thức cũng chỉ có ba cái này mà thôi.
Còn một bản nữa là giáo chủ đổ tân nương tử, theo đuổi, thậm chí bắt buộc tân nương tử gả cho nàng, cơ bản là mọi người không tin. Giáo chủ đường đường là 'Nguyệt Thần' chuyển thế, có người lại không thương nàng sao? Có người lại không muốn sao?
Chân tướng cứ như vậy bị chôn vùi, đông miệng người làm chảy kim khí (ý nói đến sức mạnh của dư luận).
- Nghe nói phương danh của tân nương tử là Tuyết Chi Lạc, lớn lên thủy linh (xinh đẹp và có tinh thần tốt), nhẹ tựa lông hồng uyển chuyển như rồng, da mịn như son, mắt như sáng sao, thần sắc như đào, liễu diệp mi nga, khi bước đi thì 'vàng nhẹ bước lung lay tóc mái', sở sở động lòng người! - Đang nói là người qua đường Giáp, khách trà điếm, hắn nói có nề nếp như thể đã chính mắt nhìn thấy Tuyết Chi Lạc.
Ngay tại lúc mọi người ảo tưởng về vẻ đẹp của Tuyết Chi Lạc thì đã có người không kìm hãm được mà phun ra nước trà trong miệng.
Du Lăng chạy liên tục nhiều ngày đường, vất vả lắm mới đến được Nam Cương, còn chưa kịp ăn bữa cơm đã nghe thấy lời của người qua đường Giáp, những từ miêu tả này thật sự là dùng để miêu tả Tuyết Chi Lạc sao? Xin hãy tha thứ cho sự chấn kinh của nàng, ngay cả nước trà trong miệng cũng phun ra xa một thước.
Sao có cảm giác không có một từ có thể sử dụng ở trên người Tuyết Chi Lạc? Còn "sở sở động lòng người"? Vì sao mình không thấy? "Vàng nhẹ bước lung lay tóc mái"? Cũng mệt người qua đường này xuất khẩu thành thơ, Tuyết Chi Lạc kia tóc ngắn thế có thể cho ra một bước lung lay tóc mái?
Động tĩnh của Du Lăng không tính là lớn nhưng cũng không nhỏ, mọi người nghe thấy động tĩnh đều quay đầu nhìn nàng. Không xem không phải lo, vừa thấy thì ngay cả hô hấp cũng đình chỉ.
Hay cho một mỹ nhân hồng thường! Ngoài giáo chủ ra thì nàng là xinh đẹp nhất - Đây là tiếng lòng của mọi người - Chẳng qua là ở một nơi đất ba phân bằng một mét như Nam Cương này có mỹ nhân đẹp như vậy sao? Xem bộ dạng phong trần mệt mỏi của nàng hẳn không phải là người nơi này!
Nhớ